Làm gì để giữ chân nhân tài?

Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với bài toán làm thế nào để giữ chân được nhân tài. Do đó, câu hỏi trả lương cao hay thưởng cao cho người lao động đối với nhiều doanh nghiệp là bài toán chưa có đáp án rõ ràng trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh nhằm đạt các mục tiêu phát triển lâu dài.
Novaland mở “Ngày hội nghề nghiệp” hút nhân tài
Chia sẻ phúc lợi: Bí quyết giữ chân nhân tài
Chính sách đãi ngộ có gì hấp dẫn ?

Ngại trả lương, thưởng cao vì dư luận “soi”

Trước bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng, nhiều công ty lớn của Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao cùng với việc chú trọng cải thiện năng lực cạnh tranh toàn diện cho DN. Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những việc làm ưu tiên hàng đầu của các DN là tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nhân tài thông qua các chính sách về lương và phúc lợi. Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, nhiều lãnh đạo DN cho hay, không nói tới DN nhà nước, ngay cả nhiều DN tư nhân cũng chưa dám bứt phá trong việc trả lương và thưởng cao cho nhân tài trong công ty (thường là lao động làm ở các vị trí quản lý). Một phần do tâm lý sợ bị “soi” bởi dư luận. Phần khác do lối suy nghĩ của các cổ đông chưa thay đổi theo hướng đánh giá đúng mức giá trị của tài năng đi làm thuê. Không bứt phá được về chế độ lương thưởng dẫn đến tình trạng méo mó trong động cơ làm việc của lãnh đạo doanh nghiệp là khó tránh. Trong nhiều trường hợp, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tìm cách tự kiếm tiền cho mình bằng nhiều con đường khác thay vì tập trung làm lợi cho công ty như nhận các khoản hoa hồng của các nhà cung cấp. Hay tinh vi hơn, họ lập ra các công ty vệ tinh do họ sở hữu để lấy tiền của doanh nghiệp do mình quản lý dưới hình thức chuyển giá, chuyển doanh thu, hoặc nhận đầu tư.

Làm gì để  giữ chân nhân tài?

Theo kết quả khảo sát lực lượng lao động toàn cầu do Towers Watson thực hiện, mặc dù các DN khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, vẫn xem lương là một trong những yếu tố quan trọng có sức thu hút và giữ chân các nhân viên mẫn cán, nhưng chỉ có khoảng 1/3 người lao động thỏa mãn với những phúc lợi ngoài lương (trong khi mức trung bình của thế giới là 46%) và chỉ có 36% thỏa mãn với phúc lợi liên quan đến lương (mức trung bình của thế giới là 52%). Vì vậy, Abhishek Mittal, nhà tư vấn cao cấp thuộc bộ phận chuyên khảo sát về tổ chức doanh nghiệp của Towers Watson, cho rằng, các công ty trong khu vực ASEAN cần phải chú trọng hơn đến những chính sách đãi ngộ toàn diện, từ lương, các khoản phúc lợi đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt… Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục xây dựng các chính sách động viên khác như chế độ nghỉ dưỡng bổ sung, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh… nhằm giúp người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên

Ông Kevin Ong, Giám đốc phụ trách chính sách đãi ngộ của Towers Watson tại khu vực Đông Nam Á, cho biết, hệ thống lương bổng đã chuyển dần từ chỗ trả lương theo thời gian làm việc, theo thâm niên công tác hay chức vụ sang trả lương theo hiệu quả làm việc và mức độ đóng góp thực tế của nhân viên. Xu hướng này giúp các công ty quản lý tốt hơn các khoản phúc lợi không tính thành tiền và xác định rõ gói thu nhập của từng nhân viên hằng tháng nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng và ổn định trong tổ chức. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi áp dụng chính sách đãi ngộ theo hiệu quả làm việc là không nên chỉ nhấn mạnh yếu tố lương, mà cần chú ý đến vấn đề thưởng mỗi khi nhân viên đạt kết quả cao. Bởi những phần thưởng có giá trị tinh thần hay tạo điều kiện để người lao động có những trải nghiệm sống mới, từ đó họ sẽ tích cực điều chỉnh hành vi, lối sống và hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hơn, kết quả cuối cùng là nâng cao được hiệu quả công việc chung. Cho dù thưởng bằng tiền hay không bằng tiền thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định rõ mục đích của việc khen thưởng.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam đã mạnh dạn áp dụng chương trình ESOP (viết tắt của cụm từ “Employee Stock Ownership Plan”, tức kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty) đang được nhiều DN trên thế giới áp dụng khá thành công. Theo đó, cổ phiếu của công ty được bán với giá ưu đãi cho các nhân viên xuất sắc, nhà quản lý giỏi, người lao động theo các tiêu chí lựa chọn của từng DN. Các chuyên gia kinh tế ví von, nếu coi doanh nghiệp là con tàu, người lao động là thủy thủ, thì ESOP giống như chiếc mỏ neo, giữ cho tàu an toàn và “thủy thủ nhân tài” không “nhảy” sang tàu khác.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam đã mạnh dạn áp dụng chương trình ESOP (viết tắt của cụm từ “Employee Stock Ownership Plan”, tức kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty) đang được nhiều DN trên thế giới áp dụng khá thành công. Theo đó, cổ phiếu của công ty được bán với giá ưu đãi cho các nhân viên xuất sắc, nhà quản lý giỏi, người lao động theo các tiêu chí lựa chọn của từng DN. Theo các chuyên gia kinh tế ví von, nếu coi doanh nghiệp là con tàu, người lao động là thủy thủ, thì ESOP giống như chiếc mỏ neo, giữ cho tàu an toàn và “thủy thủ nhân tài” không “nhảy” sang tàu khác.

Điển hình trong số này phải kể đến Công ty Đường Quảng Ngãi (QNS) đã phát hành 4,64 triệu cổ phần ESOP cho 220 nhân viên của họ với mức giá phát hành khá cao là 36.700 đồng/cổ phần. Như vậy, tính ra trung bình một nhân viên của Đường Quảng Ngãi góp tới hơn 770 triệu đồng vào công ty, trong đó 44 người giữ chức vụ cao nhất đã góp trên 1,08 tỉ đồng một người. Có 8 người góp 807 triệu đồng, còn lại 168 người góp trung bình 605,6 triệu đồng/người. Một trường hợp tiêu biểu khác là Masan Group (MSN). Bất chấp giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tập đoàn này đã phát hành được 17,8 triệu cổ phần ESOP trong số 20 triệu cổ phần dự kiến phát hành trước đó cho 28 nhân viên (đạt tỷ lệ 2,6% số cổ phần phát hành theo ESOP) với mệnh giá phát hành 10.000 đồng/cổ phần. Phía Masan giải thích, mục đích của đợt phát hành nhằm ghi nhận kết quả làm việc của các nhà quản lý và người lao động có nhiều đóng góp cho Masan hoặc các công ty con của họ kể từ khi niêm yết. Ngoài ra, còn có những DN tên tuổi khác của Việt Nam cũng thực hiện chính sách đãi ngộ này cho nhân viên như Cty VinaGame, SSI hay FPT ... Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo động cơ mạnh mẽ cho các nhà quản lý trong công ty phấn đấu hết mình cho cổ đông.

B. Anh – H. Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

Tin khác

Công nhân vẫn khó… có nhà!

Công nhân vẫn khó… có nhà!

(LĐTĐ) Khi hay tin từ Bắc tới Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động rất mừng. Nhưng đến nay, trong bối cảnh thu nhập giảm sút, giá nhà lại đang có xu hướng tăng cao… khiến giấc mơ có nhà để ở của công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiêp - chế xuất nói riêng, người lao động có thu nhập từ khá đến trung bình, thấp vẫn xa vời.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...
Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không”: Không hợp đồng lao động, không bảo hộ, không bảo hiểm xã hội, không được trang bị kiến thức an toàn vệ sinh lao động, được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Dự kiến, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dương sẽ trao tặng 10.000 phần quà cho đoàn viên (ĐV), công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xem thêm
Phiên bản di động