Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần tập trung ưu tiên thực hiện là vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường sông, hồ, không khí…
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Hà Nội thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường vẫn là “thách thức”

Mới đây, tại hội thảo “Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội - Hợp tác và Hành động”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Lưu Thị Thanh Chi cho biết, ngày 2/3/2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Kế hoạch xây dựng dựa trên những quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cùng các nghiên cứu khoa học, yêu cầu phát triển của Thành phố và kinh nghiệm thực tiễn. Kế hoạch đã đánh giá khách quan thực trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian qua, từ các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm chính, các giải pháp cụ thể và toàn diện, bắt đầu từ việc rà soát chính sách, đến các hành động cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn phát thải chính là giao thông, xây dựng, công nghiệp.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Thành phố đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hằng ngày đạt trên 90% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô.

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề được quan tâm ở Hà Nội.

Hà Nội cũng đã triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường...

Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn đang là vấn đề cấp bách của Thành phố. Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy, số ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu chiếm tỉ lệ hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm. Nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong đó, giao thông - vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%), tiếp đến từ nguồn sản xuất công nghiệp (14-23%), còn lại là từ các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Đại diện Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng không khí của thành phố. Theo thống kê, số dân cư sống tại Hà Nội đã lên tới gần 9 triệu người, trong đó, dân số đô thị chiếm trên 40%. Thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy, hơn 600.000 ô tô...

Mỗi ngày, Thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu cùng tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát; tình hình biến đổi khí hậu, việc quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường; nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân... đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển đô thị văn minh.

Không chỉ ô nhiễm không khí, tình trạng ô nhiễm từ những con sông trong nội thành cũng là vấn đề được Thành phố quan tâm. Trong những năm qua, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để hồi sinh các dòng sông chết trên địa bàn thành phố, đặc biệt trong đó là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm, phục hồi các sông nội đô, kể cả sông lớn như: Sông Nhuệ, sông Đáy cũng như các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và sông Sét vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất chậm được khắc phục. Đặc biệt, chất lượng nước sông Đáy, Nhuệ vẫn không có dấu hiệu được cải thiện, luôn duy trì ở mức kém hoặc rất kém. Tại các sông ở nội thành như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ, kết quả quan trắc phản ánh tình trạng bị ô nhiễm nặng…

Nhiều giải pháp đảm bảo chất lượng môi trường

Một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội sẽ giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải PM2.5 từ các nguồn thải chính, tổng phát thải bụi PM2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm cơ sở (năm 2019), tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM2.5.

Để đạt mục tiêu này, kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển, tăng cường kiểm soát khí thải và khuyến khích sản xuất sạch, bền vững. Hà Nội cũng sẽ thực hiện đồng thời các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chính bao gồm giao thông, xây dựng, công nghiệp và các nguồn khác. Kế hoạch cũng đề cập giải pháp kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường và quản lý các hoạt động đốt rơm rạ…

Ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí, Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp bao gồm cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ô nhiễm không khí cho người dân ứng phó kịp thời; tăng cường sự tham gia của các bên trong quản lý chất lượng không khí thông qua giáo dục - truyền thông, hợp tác với chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 là nỗ lực lớn nhằm cải thiện môi trường.

Tuy vậy, ô nhiễm không khí là vấn đề xuyên biên giới. Thành phố mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ từ các bên liên quan như: Chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế... Hà Nội cam kết thực hiện mạnh mẽ các biện pháp trong Kế hoạch quản lý chất lượng không khí với mong muốn xây dựng thành phố xanh, sạch, lành mạnh...

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô
Một đoạn sông Tô Lịch, 1 trong 4 con sông ở nội đô.

Về vấn đề ô nhiễm các con sông trong nội đô, nhiều giải pháp cải tạo các dòng sông đã được thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bao gồm xây đê, kè bờ, xây đập và cống ngăn, thậm chí cả lấp bớt một phần sông (trường hợp sông Tô Lịch). Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hoá, đặc biệt là sức ép dân số cơ học trên địa bàn Thành phố ngày càng tăng, dẫn đến các vấn đề và thách thức trong việc quản lý hệ thống sông nội đô…

Thời gian qua, mặc dù Thành phố có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thoát nước và cải thiện chất lượng nước 4 con sông nội đô, tuy nhiên, quá trình thực thi, tổ chức điều hành các chương trình, dự án còn thiếu tính chủ động, chưa tích hợp trong xây dựng cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả hơn từ các nguồn lực xã hội; đặc biệt là nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng môi trường chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo, chưa đáp ứng kịp thời so với thực tiễn phát triển của thành phố; nhiều giải pháp về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hệ thống sông nội đô chưa toàn diện và bền vững.

Để giải quyết các vấn đề trên cần có cách tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trên các lĩnh vực: Điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải của Thành phố, nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt 4 con sông; đề xuất giải pháp cải tạo chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông, nhằm phục hồi vai trò của hệ thống sông gắn với các giá trị sinh thái, lịch sử, văn hóa và con người, phù hợp và đóng góp cho sự phát triển xanh và bền vững của Thủ đô Hà Nội.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, gió nhẹ.
Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau đợt mưa lớn diện rộng, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có thể xuất hiện nắng nóng trở lại, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng gián đoạn.
"Ốc đảo" Tân Triều ngập sâu, hàng loạt phương tiện chết máy

"Ốc đảo" Tân Triều ngập sâu, hàng loạt phương tiện chết máy

(LĐTĐ) Sau trận mưa lớn kéo dài, sáng 24/7 nhiều tuyến phố quanh khu Tân Triều, Hà Nội ngập sâu, trong đó có 1 hầm chung cư mini khiến hàng chục phương tiện chìm trong nước.
Dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về diễn biến thời tiết khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 25-26/7) - thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời tiết ngày 24/7: Ảnh hưởng hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội mưa to đến rất to

Thời tiết ngày 24/7: Ảnh hưởng hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 3.
Bão số 2 áp sát vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió giật cấp 11

Bão số 2 áp sát vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió giật cấp 11

(LĐTĐ) Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 6h ngày 23/7, vị trí tâm bão khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (75 - 88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Dự báo thời tiết ngày 23/7: Hà Nội có mưa, có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 23/7: Hà Nội có mưa, có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3.
Phòng chống bão số 2: Hà Nội sẵn sàng các phương án với phương châm "4 tại chỗ"

Phòng chống bão số 2: Hà Nội sẵn sàng các phương án với phương châm "4 tại chỗ"

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội có công điện yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành tập trung chỉ đạo, sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó thiên tai, sự cố.
Xem thêm
Phiên bản di động