Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Hà Nội: Gỡ vướng trong việc chi hỗ trợ an sinh xã hội với nhóm lao động tự do Nghệ An rút ngắn lộ trình để lao động tự do nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 Kịch bản thị trường lao động Hà Nội sau nới lỏng giãn cách

Lực lượng lao động tự do trong ngành Xây dựng

Theo Luật ATVSLĐ, có hai nhóm đối tượng thuộc NLĐ gồm: NLĐ làm việc theo HĐLĐ và NLĐ làm việc không theo HĐLĐ. NLĐ làm việc không theo HĐLĐ còn gọi là NLĐ tự do, lao động tự tạo việc làm.

NLĐ tự do phần lớn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chưa qua đào tạo), học vấn thấp; kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thường là tự tìm hiểu, tự tích lũy dần trong quá trình làm việc và do hướng dẫn của người làm cùng, rút kinh nghiệm từ người làm trước đó.

Cùng với đó, NLĐ tự do nhận thức về công việc, quan hệ lao động, các nguy cơ, rủi ro tai nạn, bệnh nghề nghiệp, biện pháp ATVSLĐ trong quá trình làm việc là rất hạn chế, không đầy đủ; tác phong làm việc tùy tiện, chủ quan, thói quen làm bừa, làm ẩu vẫn chưa được khắc phục.

Chính vì vậy, nguy cơ tai nạn, rủi ro xảy ra rất cao đối với nhóm lao động này. Đặc biệt, khi bị tai nạn lao động (TNLĐ), nhóm đối tượng này thường không có bảo hiểm, phải tự chi phí nên rất tốn kém, trong khi thu nhập của họ lại thấp và bấp bênh, hằng năm họ cũng không được khám sức khỏe định kỳ.

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng
NLĐ tự do phần lớn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (Ảnh minh họa).

NLĐ tự do tại các công trình xây dựng thường làm việc theo các nhóm nhỏ, tự nhận công trình với chủ nhà (công trình xây dựng nhà ở), hoặc làm việc thông qua các cai thầu. Các cai thầu tự nhận công trình với chủ nhà (công trình có giấy phép và không cần cấp giấy phép), hoặc làm thuê cho các nhà thầu thi công trúng thầu trên địa bàn (tại các công trình giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi (trường học, nhà ở…).

Thỏa thuận về việc làm giữa những NLĐ và giữa NLĐ với nhau thường bằng miệng, không bằng văn bản, trên cơ sở tiền công theo ngày làm việc, hoặc tiền công thu được từ công trình. Nhiều người đi xây dựng là công việc thường xuyên, lao động tạo thu nhập chính, bên cạnh đó, một số ít là công việc tạm thời, tranh thủ thời gian nông nhàn, hoặc làm việc trong thời gian ngắn, do nhu cầu sử dụng của các nhà thầu thi công cần đẩy nhanh tiến độ, hoặc trong một số công đoạn cần huy động bổ sung nhân công là lao động phổ thông tại địa phương.

Công việc của NLĐ tự do tương đối đa dạng, ở hầu hết các công đoạn trong quá trình thi công, từ việc đơn giản đến phức tạp như: Bốc vác, vận chuyển vật liệu, đào móng, xây, trát, hoàn thiện công trình, phụ nấu ăn, vận hành máy trộn bê tông, tời, lắp đặt hệ thống điện...

Thời gian làm việc của NLĐ tự do thường không theo giờ hành chính, phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong ngày và mùa trong năm. Số giờ làm việc trung bình trong ngày từ 9 - 10 giờ/ngày, tùy theo khối lượng công việc và tiến độ công trình, có thời điểm làm đến 12 giờ/ngày.

Do đặc thù là công việc phổ thông, chủ yếu làm việc ngoài trời, môi trường làm việc thường thay đổi (theo công trình); cường độ làm việc căng thẳng, thời gian làm việc kéo dài, nên hoạt động thể lực của NLĐ tự do rất nặng nhọc, tiêu hao nhiều năng lượng, tạo nên gánh nặng lao động lớn.

Nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ

Như đã phân tích ở trên cho thấy, NLĐ tự do có nguy TNLĐ cao, số TNLĐ nhẹ rất dễ xảy ra tại nơi làm việc. Những vụ TNLĐ được khai báo, thống kê phần lớn là TNLĐ nặng hoặc TNLĐ chết người.

Nguyên nhân gây TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng là do NLĐ thiếu hiểu biết, không nhận thức được các yếu tố gây TNLĐ; vận hành sai quy trình kỹ thuật; nhận định, đánh giá sai tình trạng an toàn của máy móc, thiết bị, các điều kiện an toàn trong quá trình làm việc; do điều kiện khách quan, thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết; do chủ quan, coi thường tai nạn, thói quen làm bừa, làm ẩu.

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng
Đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ tự do là vấn đề rất quan trọng (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây TNLĐ từ công tác quản lý Nhà nước là do việc tổ chức cấp phép xây dựng còn chưa chặt chẽ; việc thanh kiểm tra còn ít; tuyên truyền chưa hiệu quả, thiếu chuyên sâu.

Ngoài ra, còn do thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ tự do còn hạn chế. Mặc dù nhiều địa phương đã có chủ trương quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ tự do trên địa bàn, nhưng do thiếu điều kiện về kinh tế nên việc triển khai rất khó khăn…

Để nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ đối với NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng cần xây dựng chế độ, chính sách quản lý ATVSLĐ.

Về công tác quản lý việc làm: Đối với đấu thầu công trình, cần quy định công trình nào NLĐ tự do được phép vào làm, hoặc các vị trí công việc NLĐ tự do được làm; các công trình được cấp phép xây dựng, trong đó cần yêu cầu NLĐ phải được huấn luyện về ATVSLĐ mới được tham gia làm việc.

Bên cạnh đó, xây dựng một số chính sách hỗ trợ người lao động tự do trong công tác ATVSLĐ; hỗ trợ đào tạo nghề xây dựng, sơ cấp nghề cho NLĐ tự do; NLĐ tự do đăng ký nhu cầu việc làm với chính quyền địa phương để địa phương có chính sách hỗ trợ về huấn luyện ATVSLĐ.

Tăng cường tuyên truyền về các quy định về quản lý ATVSLĐ trong xây dựng; quy chuẩn kỹ thuật an toàn, biện pháp an toàn cụ thể trong thi công; các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Lan Chi - H.Duy

Nên xem

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...

Tin khác

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm một số khu vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, cùng với sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, lợi nhuận thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân. Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những giải pháp tổng thể nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững.
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động