Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Tạo cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển văn hóa Thủ đô Dự thảo Luật Thủ đô: Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ của cả nước

Chính quyền địa phương ở phường là UBND phường

Đây là điểm mới quan trọng về tổ chức chính quyền ở thành phố Hà Nội, được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét, thảo luận vào ngày 28/5 tới.

Theo dự thảo Luật, chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

HĐND, UBND thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn ở thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương ở phường tại thành phố Hà Nội là UBND phường. UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động theo chế độ thủ trưởng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.

Về tổ chức của HĐND thành phố Hà Nội, dự thảo Luật quy định, thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố
Kỳ họp thứ 16 của HĐND Thành phố Hà Nội.

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm Chủ tịch HĐND, không quá 3 Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên. Số lượng thành viên Thường trực HĐND Thành phố do HĐND Thành phố quyết định.

HĐND thành phố Hà Nội được thành lập không quá 6 Ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể. Số lượng, tên gọi và phạm vi lĩnh vực phụ trách của các Ban do HĐND Thành phố quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND hoặc Thường trực HĐND khóa trước trong trường hợp quyết định tại kỳ họp thứ nhất của HĐND.

Ban của HĐND thành phố Hà Nội gồm Trưởng ban do HĐND bầu; Phó Trưởng ban và các Ủy viên do Thường trực HĐND Thành phố phê chuẩn. Thường trực HĐND Thành phố quyết định số lượng Phó Trưởng ban, bảo đảm bình quân không quá 2 người trên một Ban. Ban có bộ phận hoạt động chuyên trách để giúp giải quyết các công việc thường xuyên trong thời gian Ban không họp.

Không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định

HĐND thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định số lượng đại biểu HĐND Thành phố hoạt động chuyên trách; số lượng, tên gọi, phạm vi lĩnh vực phụ trách các Ban của HĐND.

Đồng thời, ban hành Quy chế làm việc của HĐND Thành phố, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND; quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố; quyết định thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố phải bảo đảm phù hợp yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác; bảo đảm mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trường hợp thành lập thêm cơ quan, tổ chức thì phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định.

HĐND thành phố Hà Nội quy định tiêu chí thành lập, tổ chức các Ban của HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố. Quy định về việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố trên cơ sở điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có, bảo đảm không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố
Ảnh minh họa: P.Ngân.

Trường hợp thành lập thêm cơ quan, tổ chức thì phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố không vượt quá 10% khung số lượng do Chính phủ quy định.

Không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước

HĐND thành phố Hà Nội cũng sẽ xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Góp ý vào nội dung tổ chức chính quyền trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mới đây, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến nhìn nhận, dự thảo Luật đã quy định rất đầy đủ, chi tiết, có thể phân cấp, phân quyền cho chính quyền đô thị thành phố Hà Nội cũng như các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Điểm mới nhất, đó là tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố và tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND Thành phố.

Nhiều luật gia cũng cho rằng, với những quy định cụ thể trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, chắc chắn sau khi Luật có hiệu lực thi hành, chính quyền các quận, huyện và chính quyền thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội cũng như các xã, phường, thị trấn sẽ được tăng thêm các thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực tế hiện nay, số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đang là 95 đại biểu, so với bình quân cả nước còn khá thấp. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý địa phương, thì cần phải xem xét và điều chỉnh số lượng đại biểu HĐND Thành phố phù hợp với yêu cầu thực tế.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cổ phiếu của nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" nằm sàn sau chuỗi ngày tăng kịch trần

Cổ phiếu của nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" nằm sàn sau chuỗi ngày tăng kịch trần

(LĐTĐ) Sau 7 phiên kịch trần, cổ phiếu của Tập đoàn Yeah1 hôm nay bị xả hàng về giá sàn sau khi những kết quả đầu tiên của show "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" không mấy nổi bật.
Đêm nay, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc

Đêm nay, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc

(LĐTĐ) Đêm nay (26/12), không khí lạnh sẽ tăng cường xuống miền Bắc khiến nhiệt độ vùng đồng bằng dưới 14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

(LĐTĐ) Tây Hồ Tây tiếp tục là khu đô thị giá đất cao nhất Hà Nội, với hơn 113 triệu đồng mỗi m2, tăng 225% sau điều chỉnh, theo bảng giá của Thành phố.
LOTTE Finance, Alliex và VNPT EPAY ký kết hợp tác ba bên

LOTTE Finance, Alliex và VNPT EPAY ký kết hợp tác ba bên

(LĐTĐ) Ngày 25/12/2024 tại Hà Nội, LOTTE Finance đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác ba bên (MOU) với Alliex - công ty công nghệ thanh toán hàng đầu và VNPT EPAY - công ty trung gian thanh toán. Mục tiêu của sự hợp tác là phát triển, mở rộng các sản phẩm tín dụng hướng đến các chủ doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp nhượng quyền.
Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh

Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới hôm nay (26/12) đảo chiều đi lên sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh khi đồng USD có tín hiệu hạ nhiệt, giao dịch ở mức 2.626 USD/ounce. Trong nước, cùng chiều với vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn SJC đồng loạt tăng 200.000 đồng/lượng.
Grand Marina, Saigon – sống tinh hoa trên nền di sản

Grand Marina, Saigon – sống tinh hoa trên nền di sản

(LĐTĐ) Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

Tin khác

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động