Tác giả Nguyễn Mỹ Trà, người “mang Trường Sa gần hơn với đất liền”

Cuốn sách ảnh “Trường Sa – Nơi ta đến” vừa được NXB Kim Đồng phát hành đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với giới nghệ thuật nhiếp ảnh. Đặc biệt, cuốn sách được phát hành song ngữ, không chỉ giúp bạn đọc trong nước mà cả bạn đọc quốc tế có cái nhìn đẹp đẽ về Trường Sa. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Mỹ Trà, tác giả cuốn sách ảnh Trường Sa – Nơi ta đến.
tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien Ra mắt cuốn sách ảnh song ngữ "Trường Sa - Nơi ta đến"
tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien Kỳ 2: Quê hương hải đội Hoàng Sa, Trường Sa
tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien

PV: Vì sao chị quyết định phát hành sách ảnh “Trường Sa- nơi ta đến”?. Chị muốn gửi gắm gì đến độc giả qua bộ sách ảnh đặc biệt này?

Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà: Sau những lần triển lãm ở Hà Nội, TP HCM và tại các Trường học, tôi đón nhận những tình cảm vô cùng trong sáng và sự quan tâm sâu sắc đến biển đảo, đến Trường Sa từ các bạn học sinh, sinh viên. Bởi vậy, tôi đã nhận lời với Nhà xuất bản Kim Đồng làm sách ảnh về Trường Sa dành cho đối tượng này.

tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien
Nữ tác giả, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà

Qua cuốn sách, bên cạnh việc chia sẻ những trải nghiệm của mình, tôi mong muốn các bạn trẻ thấy “Trường Sa không xa”. Hãy yêu Trường Sa – một mảnh đất tuyệt đẹp của Tổ quốc nơi cực Đông. Hãy học tập và góp sức cho đất nước ta trở nên giàu mạnh, cho Trường Sa sớm trở thành một địa chỉ du lịch yêu thích của không chỉ người Việt Nam mà còn cả thế giới.

Bộ sách ảnh “Trường Sa – Nơi ta đến” được rất nhiều người trong giới văn học, nhiếp ảnh quan tâm. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm sách ảnh?

Khi được Nhà xuất bản Kim Đồng đã đặt vấn đề làm sách ảnh, tôi đã chần chừ đến 2 năm để suy nghĩ xem mình sẽ làm thế nào. Trường Sa vốn là đề tài của biết bao áng thơ ca và đã có nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã thực hiện những bộ ảnh về mảnh đất này.

Chụp ảnh Trường Sa không dễ bởi biển chỗ nào cũng giống chỗ nào với một màu xanh thăm thẳm… Nhà thơ Hữu Thỉnh đã phải kêu lên: “Biển sinh ra đảo để không còn lặp lại mình”. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa – tác giả Đảo Chìm nổi tiếng thì nói: “Biển nhờ có đảo mà không bị lặp lại. Nhưng đảo thì lặp lại đấy, nếu chỉ đứng trên mặt cát. Đảo giống nhau lắm. Cũng một màu cát trắng. Những căn nhà lính y hệt nhau, những người lính mặc áo yếm, những cây bàng vuông… Chất liệu chỉ có thế. Dù “biến tấu” thế nào thì cùng lắm cũng chỉ chụp được chừng mươi bức là cùng.

Thời của nhà thơ Trần Đăng Khoa ra đảo khó khăn thế mà nhà thơ còn viết được truyện Đảo chìm – tạo ra một hiện tượng in nối bản nhiều nhất ở Việt Nam. Bởi vậy tôi đã quyết định hướng đi cuốn sách rất đơn giản: Kể lại hành trình và cảm xúc của chính mình. Đảo có thể lặp, những khuôn hình, bối cảnh, thậm chí là khoảnh khắc có thể lặp lại nhưng cảm xúc thì không ai có thể vay mượn được của ai.Và đây là một cuốn sách ảnh nhưng cũng là “nhật ký hành trình” của tôi. Bởi vậy, cuốn sách có hơi khác bởi nó khá… nhiều chữ.

Sách có gần 150 bức ảnh, dày hơn 150 trang với 5 chương: Thao thức Trường Sa, Vẻ đẹp Trường Sa, Quê em Trường Sa, Nhà Giàn DK1, Trường Sa – Nơi ta đến.

Điều gì khiến chị cảm thấy tâm huyết nhất về cuốn sách?

Ở Trường Sa, tôi may mắn được Chuẩn đô đốc Phạm Văn Vững, Phạm Văn Sơn cùng thủy thủ đoàn tàu Trường Sa 571, Kiểm Ngư 490 và các thành viên đoàncông tác hết sức tạo điều kiện tác nghiệp. Chỉ để chụp được khoảnh khắc hoa bàng vuông nở về đêm, chị Lan Hương hiệu trưởng trường tiểu học Trung Văn, anh Vũ Quang Tiệp cùng nhiều người khi lên các đảo đã phải chia nhau ra tìm giúp tôi.

Vào những khoảnh khắc cuối cùng khi tôi đã trở về tàu chuẩn bị rời đảo trở về đất liền, thì chị Lan Hương gọi báo đã tìm thấy một bông hoa đang nở. Hoa ở tít trên cao, đảo về đêm tối om, cả chục anh chị đã đồng loạt bật đèn điện thoại để soi cho tôi bắc ghế tác nghiệp. Bức ảnh chưa phải là một tác phẩm tuyệt vời do bối cảnh khó, ánh sáng khó… nhưng đó là bức ảnh ấm áp nhất mà tôi có trong đời.

tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien
Bức ảnh trong cuốn sách Trường Sa - Nơi ta đến của tác giả Nguyễn Mỹ Trà.

Nhờ dự án Trường Sa – Nơi ta đến, tôi được may mắn làm việc với các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Nguyễn Hữu Bảo, Nguyễn Việt Thanh trong khâu biên tập ảnh, được đích thân Chủ tịch Hội đồng Lý luận văn học, nghệ thuật trung ương Nguyễn Thế Kỷ - Tổng giám đốc VOV biên tập, chỉnh sửa từng câu từng chữ. Ngoài ra tôi vô cùng vui mừng khi được làm việc với ê kíp thực hiện sách ảnh chuyên nghiệp của NXB Kim Đồng như họa sĩ Bùi Thắng, Tô Chiêm và đội ngũ BTV Hoàng Thanh Thủy, Dương Trà My…

Dự án “Trường Sa – Nơi ta đến” ghi tên tác giả Nguyễn Mỹ Trà, nhưng thực sự đằng sau đó là công sức, sự giúp đỡ của biết bao nhiêu người. Tổng giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ nói rằng: “Mỹ Trà làm triển lãm không phải để khoe tay nghề chụp ảnh mà là để mang Trường Sa gần hơn với đất liền”.

Và bây giờ, với cuốn sách ảnh này, tôi mong muốn sẻ chia với các bạn những điều may mắn và lớn lao mà Trường Sa thiêng liêng đã mang lại cho tôi cùng những ai từng ra với quần đảo.

Trước khi phát hành bộ sách ảnh này, chị đã có cuộc triển lãm ảnh về Trường Sa. Chị có thể chia sẻ cảm xúc và ấn tượng đặc biệt của chị về Trường Sa?

Cảm xúc và ấn tượng đặc biệt về Trường Sa đã được gói gọn trong sách ảnh. Nhà nghiên cứu phê bình lý luận nhiếp ảnh Vũ Huyến bảo: “Tôi đã từng ra Trường Sa và cũng viết, chụp nhiều về Trường Sa rồi đấy. Tôi cần xem sách ảnh và xem cách em tiếp cận đề tài Trường Sa thế nào”. Sau khi xem rất kỹ cuốn sách, Nhà nghiên cứu Vũ Huyến bảo: “Em tiếp cận bằng trái tim”. Thế là đủ!

Cảm ơn nhà báo Nguyễn Mỹ Trà.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

(LĐTĐ) Kết luận 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí đô thị, xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp. Làng nghề đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân các địa phương.
Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển

Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị kiên định quan điểm “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô”.
Cánh hoa bồ công anh

Cánh hoa bồ công anh

(LĐTĐ) Bồ công anh - loài hoa chỉ để ngắm, thận trọng chạm vào, vì khi ngắt cành rồi, những cánh hoa nhỏ cũng sẽ bay đi theo gió. Lâu rồi, tôi ít khi nhìn thấy hoa bồ công anh.
Liên hoan phim ngắn Hà Nội kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Liên hoan phim ngắn Hà Nội kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Điện ảnh Hà Nội phát động Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ Nhất năm 2024 (Giải Sao Khuê). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 21/5, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024".
Độc đáo Lễ hội trái cây Nam bộ sắp diễn ra tại TP.HCM

Độc đáo Lễ hội trái cây Nam bộ sắp diễn ra tại TP.HCM

(LĐTĐ) Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 1/6 và diễn ra đến hết ngày 31/8 tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, đây là một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024.
Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Những tàn phai rực rỡ!

Những tàn phai rực rỡ!

(LĐTĐ) Một sớm sau vườn nhà, nắng chiếu xuống chiếc sân đất uốn lượn đường chổi của bà, còn bà tôi thì nhỏ nhắn ngồi bên đống lá khô vừa gom lại. Bà hay đốt đám lá khô rồi sưởi ấm những buổi sáng mùa đông. Nếu thức sớm, tôi cũng hay đến ngồi bên đống lửa, huơ huơ tay rồi cời lên cho nó cháy hết, hít thở đầy lồng ngực mùi khói thơm thơm.
Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

(LĐTĐ) Nhân kỉ niệm 65 năm đường Hồ Chí Minh, chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" được truyền hình trực tiếp từ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn linh thiêng vào lúc 20h10 trên VTV1.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Xem thêm
Phiên bản di động