Để Trường Sa thêm xanh
Thiêng liêng lễ chào cờ ngày đầu năm trên đảo Trường Sa Nhiều hoạt động vui Xuân đón Tết ở Trường Sa |
Trong chuyến hải trình gần 20 ngày đêm đến với các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, với mỗi điểm đảo đặt chân đến, chúng tôi vô cùng cảm phục về tinh thần chiến đấu và sự hy sinh của những cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cán bộ chiến sĩ đảo Trường Sa chăm sóc cây xanh |
Cảm xúc dâng trào khi phía chân trời thấp thoáng dáng hình những điểm đảo thiêng liêng. Bao mệt nhọc do say sóng dường như tan biến khi được bước đi trên những con đường bê tông; được tận tay chăm vào cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra… Những loài cây chắn gió, ngăn bão mà chúng tôi chỉ được biết tới qua những trang sách, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đưa đoàn công tác đi tham quan một vòng đảo Trường Sa, Trung tá Phạm Tiến Điệp - Chính trị viên đảo hồ hởi cho biết, không như trước đây chỉ toàn cát trắng, san hô, Trường Sa giờ đây không chỉ có sóng vỗ ngàn trùng, mà còn mang trên mình một màu xanh trù phú. Sắc xanh được phủ kín bởi các loại cây gợi lên không gian bình yên của những làng quê Việt Nam. Có được điều này là do những nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ, quân dân huyện đảo, cùng sự chung tay góp sức của cả nước. “Trồng để cây bén rễ, sống được đã khó; chăm sóc để cây lớn lên là cả một công trình tâm huyết, với rất nhiều mồ hôi, công sức. Cây lớn lên xanh tươi và phát triển cũng là hiện thân cho ý chí, quyết tâm xây dựng quần đảo Trường Sa thành chốt tiền tiêu chiến lược của Tổ quốc”, Trung tá Phạm Tiến Điệp chia sẻ.
Được biết, Ban Chỉ huy đảo phát động phong trào, mỗi cán bộ, chiến sĩ ra đảo công tác, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại đảo, có trách nhiệm trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng 10 cây xanh. Cần mẫn, thận trọng chằng buộc, che chắn từng gốc cây trong vườn ươm cây tra, chiến sĩ Lê Đức An cho biết, đất được mang từ đất liền, vượt sóng, vượt gió ra đảo để tăng gia sản xuất. Khi thay đất cũ của vườn tăng gia, cán bộ, chiến sĩ sử dụng để trồng cây. Chúng tôi dùng bao xác rắn (đựng gạo) để che chắn gió muối và sóng biển, nhưng chỉ được thời gian ngắn lại phải thay.
Cây xanh trên các đảo thường xuyên phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, để có một cây xanh tươi tốt, tỏa bóng mát trên các đảo ở huyện đảo Trường Sa không phải là việc dễ thực hiện. Ngay việc ươm mầm cây con đã đối diện với bao khó khăn, vất vả. “Nhưng vượt lên trên hết, dù vất vả đến đâu, mỗi cán bộ chiến sĩ cũng luôn tận tâm chăm sóc, bảo vệ, để những “đứa con” của mình lớn lên và mạnh khỏe, hiên ngang trên đảo”, nụ cười lại sáng trên gương mặt sạm nắng gió của chiến sĩ Lê Đức An.
Cùng với hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh, việc tăng gia sản xuất trên các đảo cũng giúp gia tăng màu xanh, bảo đảm môi trường sống và nâng cao đời sống cho quân dân Trường Sa. Xuất phát từ yêu cầu tạo ra nhiều đất canh tác trên quần đảo Trường Sa, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường biển (Bộ Tư lệnh Hải quân) đang thực hiện đề tài “Cải tạo cát san hô thành đất để trồng cây” tại đảo Sinh Tồn. Để có đất trồng trọt, bộ đội trộn lẫn xơ dừa, mùn cưa, lá cây với cát, tạo ra đất có mùn. Nhiều loại rau đã được trồng trên nền đất này và phát triển tốt hơn đất thông thường.
Thiếu tá Lê Đại Dương - Chính trị viên Cụm chiến đấu 3 cho biết, trong khu vực tăng gia tập trung, các loại cây được trồng thử nghiệm trên nền đất cải tạo cho kết quả khá tốt, cây sinh trưởng khỏe hơn so với khu vực trồng thông thường. Việc trồng rau cũng được các chiến sĩ điều chỉnh cho phù hợp địa hình từng đảo, khí hậu từng mùa. Ở các đảo có diện tích nhỏ, như Đá Thị, Cô Lin, Len Đao..., chiến sĩ chắt chiu từng nắm đất màu từ đất liền chở ra, tận dụng cả xô, chậu, thùng nhựa, chậu xi-măng, chậu composite để ươm trồng rau xanh. Các vườn rau, khu vực tăng gia được quây kín, tránh gió biển mặn. Với công sức của bộ đội, vườn rau luôn xanh tốt.
Sắc xanh phủ kín lối đi trên đảo Trường Sa |
Góp phần vào quá trình “Xanh hóa Trường Sa”, bên cạnh cố gắng của cán bộ, quân dân trên đảo, không thể không nói đến sự chung sức, đồng lòng của người dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Theo thống kê của Vùng 4 Hải quân, tính riêng trong 5 năm trở lại đây, đất liền đã ủng hộ quân dân Trường Sa hơn 30.000 cây xanh các loại. Cùng với đó là hàng trăm tấn đất, hàng chục tấn phân bón, hàng chục vườn ươm của mô hình “Vì Trường Sa xanh”, nhằm giúp quân dân Trường Sa trồng và chăm sóc cây xanh tốt hơn. Bên cạnh số cây xanh nguồn gốc tự nhiên trên đảo như phong ba, mù u, bàng vuông, hiện nay, các đảo đều được quy hoạch trồng mới các loại cây xanh như dừa Bến Tre, Bình Định, phi lao, tre, keo, bạch đàn... Đây là những loại cây xanh sau nhiều năm phát triển, không chỉ mang lại bóng mát mà còn có thể khai thác để phục vụ đời sống, sinh hoạt, huấn luyện của quân dân trên đảo.
Nghị quyết của Đảng ủy Vùng 4 Hải quân về “Xanh hóa Trường Sa” qua hơn một năm thực hiện đã có những kết quả bước đầu ấn tượng. Hiện hơn 80% diện tích các đảo có điều kiện phù hợp trồng cây lâu năm được phủ xanh.
Trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, thổ nhưỡng chủ yếu là cát, san hô và đất (mang từ đất liền ra), khả năng giữ nước rất hạn chế, vì vậy, việc trồng cây xanh trên các đảo cũng gặp rất nhiều khó khăn. Song với ý chí và quyết tâm "xanh hóa Trường Sa", các lực lượng trên quần đảo đã nỗ lực không ngừng để nhân lên sắc xanh ở Trường Sa. Đến nay, hầu hết các đảo như Song Tử Tây, Trường Sa, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Nam Yết... đều đã mang trên mình màu xanh tươi mát. Đó là màu xanh của bình yên, màu xanh của những nỗ lực không ngừng nghỉ…
Cây xanh ở Trường Sa không những tạo cảnh quan đẹp, điều hòa khí hậu, ngọt hóa đất đai, tạo bóng mát, mà còn có vai trò quan trọng trong che, chắn gió, bão; góp phần trực tiếp vào khả năng phòng thủ chiến đấu của quân, dân trên đảo; giúp quân, dân huyện đảo an tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo Đại tá Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác, những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân có chương trình “Xanh hóa Trường Sa”. Đây vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ và cũng là mong mỏi của quân và dân trên các đảo. Đó còn là trăn trở, là tấm lòng của người dân cả nước, của các địa phương đối với Trường Sa thân yêu. |
Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21