Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

(LĐTĐ) Kết luận 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí đô thị, xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp. Làng nghề đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân các địa phương.
Hành trình “vượt lũy tre làng” của làng nghề tò he Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển nghề, làng nghề

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, với 1.350 làng nghề. Không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, làng nghề còn là nơi chứa đựng các giá trị về văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa như công trình kiến trúc đình, chùa, cảnh quan, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, lễ hội...

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20 nghìn tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Phần lớn các làng nghề nằm ở trục phát triển phía Tây của Thủ đô, chủ yếu tập trung nhiều ở tỉnh Hà Tây (cũ).

Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của các làng nghề là rất lớn. Nhiều làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Ví dụ như làng gốm Bát Tràng, làng sơn mài Hạ Thái, làng thêu Quất Động, làng lụa Vạn Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng hoa Tây Tựu, làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh… đã và đang thành công trong việc phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh văn hóa làng nghề đến các du khách trong và ngoài nước.

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa
Không gian văn hóa làng nghề gắn với du lịch hấp dẫn du khách.

Ngoài một số làng nghề có quy hoạch bài bản, hấp dẫn du khách, khai thác kinh tế du lịch hiệu quả, thì thực tế cho thấy, việc đầu tư khai thác phát triển làng nghề gắn với du lịch còn nhiều hạn chế, manh mún, tự phát; các giá trị về văn hóa truyền thống và không gian văn hóa, cảnh quan làng nghề chưa được khai thác kết hợp và phát huy trong hoạt động du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch làng nghề cần có cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình phát triển để vừa bảo đảm tính bền vững, vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống.

Theo chuyên gia văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), Kết luận 80 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” cho thấy định hướng phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống của Hà Nội phục vụ phát triển du lịch là định hướng đúng để phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống - du lịch có trọng tâm, đảm bảo liên kết giữa các làng nghề, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Qua đó, lựa chọn các làng nghề có nghề và sản phẩm có tiềm năng phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Hiện nay có nhiều huyện có làng nghề đã quy hoạch các không gian phát triển sản xuất nghề, phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch độc lập với khu ở, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Điểm dân cư nông thôn mới khớp nối đồng bộ cơ sở hạ tầng và các khu vực xung quanh. Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái, khai thác đất đai có hiệu quả, thân thiện với môi trường. Dự trữ, phát triển quỹ đất cho sản xuất nghề và sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa
Xây dựng các cụm làng nghề truyền thống gắn với du lịch đảm bảo tính liên tục.

Cũng theo chuyên gia Phùng Hoàng Anh, quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch chung Hà Nội trên nguyên tắc bền vững, tôn trọng và giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Xây dựng các cụm làng nghề truyền thống gắn với du lịch đảm bảo tính liên tục, thông suốt tạo thành chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với hoạt động du lịch trên nguyên tắc tạo lập bản sắc đặc trưng của làng nghề. Sản phẩm du lịch cần kết hợp khai thác không gian văn hóa và văn hóa làng nghề. Đối với không gian kiến trúc làng nghề truyền thống để phục vụ phát triển du lịch, cần gắn với sản xuất nông nghiệp - du lịch.

Đặc biệt, du lịch tại làng nghề còn phải gắn với dịch vụ, thương mại, chế biến phù hợp phát triển du lịch cộng đồng. Khi phát triển làng nghề truyền thống theo hướng du lịch cộng đồng, cần quan tâm đến không gian dịch vụ, không gian sản xuất và thương mại như bãi đỗ xe ô tô, nhà tiếp đón, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm và lưu trú, ẩm thực của làng nghề.

Làng nghề truyền thống có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể lâu đời đã mang lại cho Thủ đô nhiều lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển các làng nghề truyền thống góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thương hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề.

Ngày 4/3/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Một trong những mục tiêu tổng quát là “Phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững”.

Do đó, việc định hướng phát triển không gian kiến trúc các làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội phục vụ du lịch là nhiệm vụ cần thiết trong quá trình tạo dựng Quy hoạch chung Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình công tác năm 2024, trong 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã phát huy toàn diện vai trò của tổ chức Công đoàn trên mọi nhiệm vụ, trong đó có chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Cùng với đó là các hoạt động toàn diện nhằm nâng cao vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức "Ngày hội Gia đình - Chắp cánh ước mơ"; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng con” và giao lưu, biểu dương các gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”.
Hà Nội thí điểm nhiều ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội thí điểm nhiều ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được Hà Nội triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại như: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố trên VneID, Cấp lý lịch tư pháp trên VneID; Ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) cho vận tải hành khách công cộng; Thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện và giảm ùn tắc ở trung tâm...
Ngành BHXH: Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID từ 1/7/2024

Ngành BHXH: Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Với vai trò là cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV.
Nâng kỳ vọng của người dân với chính quyền Hà Nội

Nâng kỳ vọng của người dân với chính quyền Hà Nội

(LĐTĐ) Việc Hà Nội sắp ban hành ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) giúp công dân Thủ đô tương tác trực tuyến với các cấp chính quyền là bước đột phá thể hiện nỗ lực của Thành phố trong việc lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ, đồng thời sẽ là bước tiến quan trọng trong xây dựng và phát triển công dân số, xã hội số, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố.
Nâng cao chất lượng không gian sống cho nhà ở đô thị

Nâng cao chất lượng không gian sống cho nhà ở đô thị

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp cùng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế nội thất trẻ Việt Nam tổ chức tọa đàm “Giải pháp Kiến trúc - Nội thất nâng cao chất lượng không gian sống cho nhà ở đô thị”.

Tin khác

Quảng bá đưa hương sen Tây Hồ vươn xa

Quảng bá đưa hương sen Tây Hồ vươn xa

(LĐTĐ) Mỗi năm vào tháng 6, khi những búp sen bắt đầu nở rộ, cũng là thời điểm các gia đình làm nghề ướp trà sen (phường Quảng An, Tây Hồ) tất bật vào vụ làm trà. Với người dân nơi đây nghệ thuật ướp trà sen là niềm say mê, niềm tự hào. Để giữ gìn nghề, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ phối hợp với các ban, ngành triển khai các đề án khôi phục, phát triển nghề truyền thống.
"Một thoáng di sản" giới thiệu 25 di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ đô

"Một thoáng di sản" giới thiệu 25 di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thủ đô

(LĐTĐ) Trưng bày “Một thoáng di sản” diễn ra từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/9/2024 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chính thức ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam thành phố Hà Nội

Chính thức ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 23/6, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam thành phố Hà Nội đã chính thức ra mắt, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam thông qua tà áo dài.
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới

(LĐTĐ) Dành tình yêu đặc biệt với trà cổ thụ, nghệ nhân Đào Đức Hiếu (Hà Nội) quyết tâm “rời phố lên rừng” lặn lội đến vùng núi cao Suối Giàng (Yên Bái) để nghiên cứu về dòng trà Shan tuyết cổ thụ. Sau hơn 20 năm gắn bó, anh ấp ủ giấc mơ mang trà Việt vươn ra thế giới với một tâm thế mới. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với anh xoay quanh niềm đam mê này.
Huyện Thanh Trì tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu 2024

Huyện Thanh Trì tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu 2024

(LĐTĐ) Xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” là một trong những nội dung cốt lõi của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từ sự chung tay của các cấp, các ngành, và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Thanh Trì ngày càng phát triển sâu rộng.
Mệnh lệnh của trái tim

Mệnh lệnh của trái tim

(LĐTĐ) Vào một ngày cuối tuần, trời nắng nhẹ và không khí mát mẻ, thích hợp cho một chuyến đi thực tế ra vùng ngoại ô, Ngọc Linh ngồi trên xe cùng những người đồng nghiệp của mình, nói cười không dứt. Hẳn nàng đang cảm thấy rất phấn khởi. Hôm nay, tòa soạn của nàng đã kết hợp với một số tòa báo khác để tổ chức một chuyến đi thực tế kéo dài một tuần nhằm “tạo môi trường giao lưu học hỏi và củng cố tinh thần, tăng khả năng đột phá trong công việc”.
Mưa ngang nỗi nhớ

Mưa ngang nỗi nhớ

(LĐTĐ) Mới sáng nay, bầu trời còn trong xanh vời vợi, những áng mây trắng bồng bềnh chậm rãi trôi thong dong trong miền thư thả. Ấy vậy mà chỉ một chút lơ đễnh của nắng, trời chiều chuyển mưa, lá và lá xô đuổi nhau nằm nép bên đường…lộp độp, lộp độp. Thành phố chiều nay mưa, tôi ghé quán quen nơi góc phố, chậm rãi nhấp ngụm trà, ngắm những giọt mưa đang bay ngang vào những miền nhung nhớ.
Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024

Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Đình Chèm năm 2024. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 19 - 21/6 (14-16/5 Âm lịch), nhằm tri ân công đức của Đức Thánh Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
Mãi thương những lá thư tay

Mãi thương những lá thư tay

(LĐTĐ) Lâu lắm rồi tôi mới mở “chiếc hộp bí mật” lưu giữ những hồi ức tươi đẹp in dấu vết thời gian. Mỗi lần chạm vào kỷ vật, lòng tôi lại thấy xốn xang. Đó là album ảnh được sắp xếp cẩn thận, tấm thiệp đã ngả màu, cuốn sổ lưu bút ố vàng,… Tuy nhiên, do một sự cố, thứ kết nối trái tim đầy rung cảm và truyền tải sức mạnh tinh thần kỳ diệu đã không còn nữa. Tôi chỉ có thể mở lại thước phim trong tâm trí mình để hồi tưởng, thương nhớ vơi đầy những lá thư tay.
Hà Nội: Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn xanh - sạch - văn minh

Hà Nội: Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn xanh - sạch - văn minh

(LĐTĐ) Nhằm góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
Xem thêm
Phiên bản di động