Tác giả Nguyễn Mỹ Trà, người “mang Trường Sa gần hơn với đất liền”

13:36 | 13/03/2018
Cuốn sách ảnh “Trường Sa – Nơi ta đến” vừa được NXB Kim Đồng phát hành đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với giới nghệ thuật nhiếp ảnh. Đặc biệt, cuốn sách được phát hành song ngữ, không chỉ giúp bạn đọc trong nước mà cả bạn đọc quốc tế có cái nhìn đẹp đẽ về Trường Sa. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Mỹ Trà, tác giả cuốn sách ảnh Trường Sa – Nơi ta đến.
tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien Ra mắt cuốn sách ảnh song ngữ "Trường Sa - Nơi ta đến"
tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien Kỳ 2: Quê hương hải đội Hoàng Sa, Trường Sa
tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien

PV: Vì sao chị quyết định phát hành sách ảnh “Trường Sa- nơi ta đến”?. Chị muốn gửi gắm gì đến độc giả qua bộ sách ảnh đặc biệt này?

Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà: Sau những lần triển lãm ở Hà Nội, TP HCM và tại các Trường học, tôi đón nhận những tình cảm vô cùng trong sáng và sự quan tâm sâu sắc đến biển đảo, đến Trường Sa từ các bạn học sinh, sinh viên. Bởi vậy, tôi đã nhận lời với Nhà xuất bản Kim Đồng làm sách ảnh về Trường Sa dành cho đối tượng này.

tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien
Nữ tác giả, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà

Qua cuốn sách, bên cạnh việc chia sẻ những trải nghiệm của mình, tôi mong muốn các bạn trẻ thấy “Trường Sa không xa”. Hãy yêu Trường Sa – một mảnh đất tuyệt đẹp của Tổ quốc nơi cực Đông. Hãy học tập và góp sức cho đất nước ta trở nên giàu mạnh, cho Trường Sa sớm trở thành một địa chỉ du lịch yêu thích của không chỉ người Việt Nam mà còn cả thế giới.

Bộ sách ảnh “Trường Sa – Nơi ta đến” được rất nhiều người trong giới văn học, nhiếp ảnh quan tâm. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm sách ảnh?

Khi được Nhà xuất bản Kim Đồng đã đặt vấn đề làm sách ảnh, tôi đã chần chừ đến 2 năm để suy nghĩ xem mình sẽ làm thế nào. Trường Sa vốn là đề tài của biết bao áng thơ ca và đã có nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã thực hiện những bộ ảnh về mảnh đất này.

Chụp ảnh Trường Sa không dễ bởi biển chỗ nào cũng giống chỗ nào với một màu xanh thăm thẳm… Nhà thơ Hữu Thỉnh đã phải kêu lên: “Biển sinh ra đảo để không còn lặp lại mình”. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa – tác giả Đảo Chìm nổi tiếng thì nói: “Biển nhờ có đảo mà không bị lặp lại. Nhưng đảo thì lặp lại đấy, nếu chỉ đứng trên mặt cát. Đảo giống nhau lắm. Cũng một màu cát trắng. Những căn nhà lính y hệt nhau, những người lính mặc áo yếm, những cây bàng vuông… Chất liệu chỉ có thế. Dù “biến tấu” thế nào thì cùng lắm cũng chỉ chụp được chừng mươi bức là cùng.

Thời của nhà thơ Trần Đăng Khoa ra đảo khó khăn thế mà nhà thơ còn viết được truyện Đảo chìm – tạo ra một hiện tượng in nối bản nhiều nhất ở Việt Nam. Bởi vậy tôi đã quyết định hướng đi cuốn sách rất đơn giản: Kể lại hành trình và cảm xúc của chính mình. Đảo có thể lặp, những khuôn hình, bối cảnh, thậm chí là khoảnh khắc có thể lặp lại nhưng cảm xúc thì không ai có thể vay mượn được của ai.Và đây là một cuốn sách ảnh nhưng cũng là “nhật ký hành trình” của tôi. Bởi vậy, cuốn sách có hơi khác bởi nó khá… nhiều chữ.

Sách có gần 150 bức ảnh, dày hơn 150 trang với 5 chương: Thao thức Trường Sa, Vẻ đẹp Trường Sa, Quê em Trường Sa, Nhà Giàn DK1, Trường Sa – Nơi ta đến.

Điều gì khiến chị cảm thấy tâm huyết nhất về cuốn sách?

Ở Trường Sa, tôi may mắn được Chuẩn đô đốc Phạm Văn Vững, Phạm Văn Sơn cùng thủy thủ đoàn tàu Trường Sa 571, Kiểm Ngư 490 và các thành viên đoàncông tác hết sức tạo điều kiện tác nghiệp. Chỉ để chụp được khoảnh khắc hoa bàng vuông nở về đêm, chị Lan Hương hiệu trưởng trường tiểu học Trung Văn, anh Vũ Quang Tiệp cùng nhiều người khi lên các đảo đã phải chia nhau ra tìm giúp tôi.

Vào những khoảnh khắc cuối cùng khi tôi đã trở về tàu chuẩn bị rời đảo trở về đất liền, thì chị Lan Hương gọi báo đã tìm thấy một bông hoa đang nở. Hoa ở tít trên cao, đảo về đêm tối om, cả chục anh chị đã đồng loạt bật đèn điện thoại để soi cho tôi bắc ghế tác nghiệp. Bức ảnh chưa phải là một tác phẩm tuyệt vời do bối cảnh khó, ánh sáng khó… nhưng đó là bức ảnh ấm áp nhất mà tôi có trong đời.

tac gia nguyen my tra nguoi mang truong sa gan hon voi dat lien
Bức ảnh trong cuốn sách Trường Sa - Nơi ta đến của tác giả Nguyễn Mỹ Trà.

Nhờ dự án Trường Sa – Nơi ta đến, tôi được may mắn làm việc với các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Nguyễn Hữu Bảo, Nguyễn Việt Thanh trong khâu biên tập ảnh, được đích thân Chủ tịch Hội đồng Lý luận văn học, nghệ thuật trung ương Nguyễn Thế Kỷ - Tổng giám đốc VOV biên tập, chỉnh sửa từng câu từng chữ. Ngoài ra tôi vô cùng vui mừng khi được làm việc với ê kíp thực hiện sách ảnh chuyên nghiệp của NXB Kim Đồng như họa sĩ Bùi Thắng, Tô Chiêm và đội ngũ BTV Hoàng Thanh Thủy, Dương Trà My…

Dự án “Trường Sa – Nơi ta đến” ghi tên tác giả Nguyễn Mỹ Trà, nhưng thực sự đằng sau đó là công sức, sự giúp đỡ của biết bao nhiêu người. Tổng giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ nói rằng: “Mỹ Trà làm triển lãm không phải để khoe tay nghề chụp ảnh mà là để mang Trường Sa gần hơn với đất liền”.

Và bây giờ, với cuốn sách ảnh này, tôi mong muốn sẻ chia với các bạn những điều may mắn và lớn lao mà Trường Sa thiêng liêng đã mang lại cho tôi cùng những ai từng ra với quần đảo.

Trước khi phát hành bộ sách ảnh này, chị đã có cuộc triển lãm ảnh về Trường Sa. Chị có thể chia sẻ cảm xúc và ấn tượng đặc biệt của chị về Trường Sa?

Cảm xúc và ấn tượng đặc biệt về Trường Sa đã được gói gọn trong sách ảnh. Nhà nghiên cứu phê bình lý luận nhiếp ảnh Vũ Huyến bảo: “Tôi đã từng ra Trường Sa và cũng viết, chụp nhiều về Trường Sa rồi đấy. Tôi cần xem sách ảnh và xem cách em tiếp cận đề tài Trường Sa thế nào”. Sau khi xem rất kỹ cuốn sách, Nhà nghiên cứu Vũ Huyến bảo: “Em tiếp cận bằng trái tim”. Thế là đủ!

Cảm ơn nhà báo Nguyễn Mỹ Trà.

Lan Ngọc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này