Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

Triển lãm giới thiệu tới du khách những nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến - nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa của mọi miền đất nước. Triển lãm kéo dài trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ ngày 17/5, nhằm thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa. Đây cũng là hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của lãnh đạo Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024).

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội tham dự Lễ Khai mạc Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”.

Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều danh hiệu được UNESCO vinh danh như: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Di sản Văn hóa thế giới); 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Di sản tư liệu thế giới); Hội Gióng (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Nghi lễ và trò chơi kéo co (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Tín ngưỡng thờ Mẫu (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Ca trù (Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp). Một số di tích Quốc gia đặc biệt tiêu biểu của Thủ đô như: Thăng Long Tứ trấn, Khu di tích Cổ Loa… góp phần tạo nên một bức tranh di sản độc đáo cho “Thành phố di sản”.

Trong tổng thể bức tranh di sản của Thủ đô Hà Nội, Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là mảng màu rực rỡ nhất, trở thành niềm tự hào to lớn của người dân Thủ đô và cả nước. Năm 2010, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới trên cơ sở các giá trị nổi bật toàn cầu. “Trên thế giới rất hiếm gặp được một di sản có thể thể hiện được tính liên tục của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”. Tại di sản, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hòa quyện, đan xen tạo nên một di sản vừa thâm trầm cổ kính, vừa năng động, thực tế, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu bảo tồn gắn liền với phát huy giá trị. Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai để tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến đất kinh kỳ, thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình và thành phố sáng tạo trong tương lai.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc Triển lãm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải mong muốn: “Triển lãm sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa di sản Hoàng thành Thăng Long và các di sản của Bắc Kinh, giúp công chúng có những hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử - văn hóa của hai thành phố; và bằng những thông điệp, những hiểu biết về văn hóa chúng ta có thể tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược, toàn diện giữa hai nước”.

Khẳng định sự hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan chuyên môn và cán bộ từ hai phía trong thời gian qua, Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh Trương Dũng đã nhấn mạnh: “Di sản văn hóa rực rỡ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc bảo vệ di sản văn hóa là lợi ích của hiện tại và tương lai. Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội để bảo vệ và kế thừa di sản văn hóa đúng sứ mệnh của mình; tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa một cách lâu bền, tăng cường trao đổi và hợp tác toàn diện trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời cùng nhau đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển di sản văn hóa thế giới nói chung, cung cấp ngày càng nhiều bữa tiệc văn hóa thú vị cho người dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam và bạn bè trên thế giới”.

Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong hơn 1.000 năm lịch sử, đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, chứng kiến nhiều biến thiên thăng trầm của đất nước. Ngày nay, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội có một quỹ di sản vô cùng phong phú với nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, nơi hội tụ văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ và mọi miền đất nước.

Trong đó, Bắc Kinh là một thành phố nổi tiếng của Trung Quốc, có lịch sử hơn 3000 năm với 870 năm giữ vai trò Thủ đô của đất nước. Đây là một trong những thành phố đầu tiên được ghi danh thành phố lịch sử (danh mục bảo tồn cấp quốc gia) với 2 giá trị tiêu biểu: là một trong bốn Thủ đô cổ xưa của Trung Quốc và là thành phố có số lượng di sản văn hóa thế giới lớn nhất thế giới bao gồm 7 di sản thế giới và 135 di tích văn hóa trọng điểm quốc gia.

Năm 1994, thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh chính thức thiết lập quan hệ hợp tác. Từ đó đến nay, mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi giữa hai Thành phố không ngừng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực vào mối quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước. Cùng chung đặc điểm là hai Thành phố có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, việc hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn di sản đã góp phần đẩy mạnh công cuộc quảng bá và bảo vệ di sản của hai bên một cách tốt nhất.

Phương Bùi

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động