Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại |
Chương trình là câu chuyện về những con người đã viết nên huyền thoại Trường Sơn cả thời chiến và thời bình. Nơi mà binh chủng nào cũng là binh chủng anh hùng, con đường nào cũng là mảnh đất thiêng và rực lửa.
65 năm đã qua, "Trường Sơn - Chân trần chí thép" là câu chuyện về những con người "gan vàng, dạ ngọc"; "tường đồng vách sắt"; đã viết nên huyền thoại Trường Sơn. Nơi binh chủng nào cũng là binh chủng anh hùng, con đường nào cũng là mảnh đất thiêng rực lửa. Những con người bình thường ấy đã chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, không hề chùn bước trước bất cứ khó khăn ác liệt nào để làm nên huyền thoại phi thường - đường Hồ Chí Minh.
Một cảnh trong "Trường Sơn - Chân trần chí thép". |
Chương trình sẽ được thực hiện gồm ba chương. Trong đó, chương 1 "Nơi huyền thoại bắt đầu", kể câu chuyện về thời kì đầu, những bước chân đầu tiên "vượt trên triền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn. Đi theo ánh lửa từ trái tim mình". Phương thức vận chuyển giai đoạn này lấy gùi thồ bằng sức người là chính, phải giữ bí mật tuyệt đối theo yêu cầu "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng". Giữa khó khăn ấy, người Việt Nam lại viết nên những kì tích về những con người "chân đồng, vai sắt" gùi hàng hay những chiến sĩ lái xe "gan vàng, dạ ngọc" dám xông vào hiểm nguy mở đường bằng máu cho Tổ quốc.
Chương 2 "Kì tích giữa rừng sâu": Từ chuyến gùi hàng đầu tiên ngày 20/8/1959; cùng với yêu cầu cấp bách từ chiến trường miền Nam ta đã mở ra nhiều tuyến đường từ Đông sang Tây; trên đất bạn Lào, Campuchia. Từ đó viết nên những huyền thoại, những kì tích về đường ống xăng dầu, những đường kín, cầu di động... mà như sau này chính người Mỹ thừa nhận: "Không thể chặt đứt con đường này, cứ chặt đường nào lại mọc ra đường khác".
Chương 3 "Viết tiếp bản hùng ca": Vượt lên trên mọi ý nghĩa thông thường, đường Hồ Chí Minh hoàn thành ý nghĩa lịch sử, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Chương trình sẽ có sự xuất hiện của nhiều nhân vật lịch sử quan trọng, nhưng người đã từng có những năm tháng thanh xuân gắn liền với tuyến đường Trường Sơn. Ngoài ra ekip thực hiện chương trình còn thực hiện nhiều phóng sự sâu sắc, khai thác những câu chuyện ít người biết đến.
"Trường Sơn – Chân trần chí thép" còn có nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, trong đó là những ca khúc hào hùng vang mãi một thời: Bài ca Trường Sơn; Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Tôi người lái xe - Chào em cô gái Lam Hồng - Đường Trường Sơn xe anh qua, Liên khúc: Cô gái mở đường - Lá đỏ, Mầu hoa đỏ, Bài ca thống nhất, Đường bốn mùa xuân - Nối vòng tay lớn, sẽ được vang lên. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ góp mặt trong chương trình như: NSND Trung Đức, NSND Thu Hiền, NSND Thái Bảo, ca sĩ Tùng Dương, Hòa Minzy, Dương Trần Nghĩa…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09