Kỳ 2: Quê hương hải đội Hoàng Sa, Trường Sa
Kỳ 1: Quyến rũ giữa muôn trùng sóng vỗ Vài năm trở lại đây, khách du lịch truyền tai nhau một điểm đến lý tưởng – đảo ngọc Lý Sơn, một hòn đảo tuyệt đẹp giữa biển khơi xanh thẳm. Mặc dù cách đất liền tới 15 hải lý nhưng Lý Sơn đã và đang trở thành một khu du lịch hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo với những người dân chài chất phác bên những cánh đồng tỏi nức danh. |
Ngọc sáng ngàn năm
Có thể nói, lịch sử bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ tráng đinh Lý Sơn và xứ Ngũ Quảng xưa. Những dòng họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn... có nguồn gốc lâu đời ở Lý Sơn với những cái tên ghi dấu vào sử sách: Cai đội Võ Văn Khiết (1786), Cai đội Võ Văn Phú (1803), Cai đội Phạm Quang Ảnh (1815), Chánh thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835), Chánh thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (1836)..., đều gắn liền với các đội hùng binh ra trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa.
Linh vị của những người lính Hoàng Sa được lưu giữ trong bảo tàng. |
Lật dở lại lịch sử, theo những ghi chép trong các thư tịch cổ và gia phả các dòng họ sinh sống lâu đời trên đảo Lý Sơn còn để lại, sau khi chúa Nguyễn vào khai phá xứ Đàng Trong, hàng năm đều tuyển chọn 70 dân phu, khỏe mạnh, cường tráng, giỏi nghề đi biển để thành lập “Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải”, vượt sóng ra quần đảo Hoàng Sa, làm nhiệm vụ đánh dấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân - 1836 có ghi rằng “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”, nghĩa là đối với lãnh hải nước ta thì Hoàng Sa là nơi cực kỳ quan trọng. Mới thấy rằng triều đình phong kiến xưa cũng đã coi việc xác lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển là điều hết sức cần thiết.
Là đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng bậc nhất trên suốt dải biển nước ta, chính vì vậy mà từ thời Nguyễn, các chúa Nguyễn ở Đàng trong đã lựa chọn đảo Lý Sơn làm nơi đặt Biên đội Hải quân kiêm quản nhằm mục đích bảo vệ và cai quản toàn bộ vùng biển của Việt Nam từ Hoàng Sa, Trường Sa (Bắc Hải) cho đến các đảo ở phía Nam với tên gọi “Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải”. |
Các hùng binh Hoàng Sa khi ra khơi thường đi trên 5 chiếc ghe câu có gắn buồm. Hành trang họ mang theo là 6 tháng lương thực, 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi mây buộc dài và 1 thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán, phiên hiệu và cột mốc bằng gỗ ghi niên hiệu để xác lập chủ quyền. Cứ như vậy, trải qua giai đoạn đầu thế kỷ XVII và xuyên suốt nhiều thế kỷ sau đó dưới thời Tây Sơn, nhà Nguyễn, hàng vạn trai tráng ở cửa biển Sa Kỳ, Cù Lao Ré và cả xứ Ngũ Quảng cứ tiếp nối nhau đi giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và vĩnh viễn nằm lại giữa muôn trùng sóng nước quê hương.
Với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về hải đội Hoàng Sa, chúng tôi đã tìm đến “Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa”, nơi lưu giữ, trưng bày hơn 100 tư liệu, hình ảnh quý và nhiều hiện vật sinh hoạt liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa, kiêm quản Bắc Hải. Mỗi đồ vật, văn bản cổ nơi đây đều mang trong mình những câu chuyện đầy xúc động về sứ mệnh bảo vệ biển đảo của người dân Lý Sơn. Trong đó, phần trưng bày về hoạt động của đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa và sự tôn vinh của nhân dân là nội dung cơ bản và gây ấn tượng nhất của toàn bộ nhà trưng bày.
Tại đây, có một khoảng không gian thoáng đãng để thể hiện đặc trưng của đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Đó là chiếc thuyền “mê nan” dùng để đi biển cùng những đồ vật sinh hoạt, những vật dụng phục vụ cho việc đi biển, nhất là những vật “tùy thân” hết sức đặc biệt như chiếu, đòn tre, dây mây, thẻ tre… dùng để bó xác khi chẳng may ai đó trong đội thiệt mạng sẽ được đồng đội thả xuống lòng biển để mong thân xác người xấu số được sóng biển đưa về quê hương bản quán.
“Một đi không trở lại”
Dấu tích về những người hùng Hoàng Sa bảo vệ biển đảo thuở xa xưa còn được lưu giữ qua những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn. Bên cạnh những ngôi mộ có tên, còn có rất nhiều những ngôi mộ gió vô danh lâu năm. Tục đắp mộ gió đã có lịch sử hơn hai thế kỷ. Những ngôi mộ gió đầu tiên là của cai đội Phạm Quang Ảnh và 24 người lính của hải đội do ông quản lý. Trong khi làm nhiệm vụ trên biển, hải đội của ông Phạm Quang Ảnh gặp bão nên tất cả mọi người đều hy sinh. Tưởng nhớ công ơn và lòng xót thương, dân làng và triều đình đã lập mộ gió để thờ cúng. Đó là những ngôi mộ tượng trưng mà bên trong không có thi hài người quá cố. Tục lập mộ gió được lưu truyền cho đến tận bây giờ.
Ngày nay, người dân trên đảo Lý Sơn vẫn lưu truyền câu ca từ thủa cha ông để lại: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai (ba) khao lề thế lính Hoàng Sa” và "Chiều chiều ra ngóng biển xa/ Ngóng ai đi lính Trường Sa chưa về”. |
Từ thực tiễn “một đi không trở lại” của nhiều lớp người đi trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn – lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Cứ hàng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các họ tộc ở Lý Sơn có người đi lính Hoàng Sa đều làm lễ khao lề thế lính. Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, thế lính mang đậm yếu tố tâm linh là cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.
Theo ông Trần Đến - Trưởng đình An Vĩnh, một trong những nơi thường tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm giải thích rằng: Hành trang của những binh phu Hoàng Sa năm xưa tuy rất đơn giản nhưng lại nặng tình với quê hương và thể hiện ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. Ngoài trách nhiệm vua giao, mỗi binh phu khi ra đi còn được phát lương thực, phát ruộng. Những thứ đó đều để lại cho gia đình, dòng họ, nào mấy ai có ngày về mà hưởng.
Trưởng đình An Vĩnh cũng cho biết, vào ngày chính lễ, người dân các làng trên đảo Lý Sơn sẽ tập trung làm lễ rước vong linh các hùng binh của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải từ Âm linh tự về đình làng. Sau đó làm lễ tế tại đình làng, bởi ngày xưa trước khi lên đường các đội quân này cũng tập trung tại đình làng. Cuối cùng, sau khi cử hành lễ xong, dân làng sẽ đem những chiếc thuyền con, trên thuyền có những hình nhân bằng rơm được nẹp bằng 7 thanh tre, thả trôi ra biển. Hình ảnh những người lính ngày xưa ra đi được tái hiện lại, cũng là để gửi gắm ước mong xua đi những xui, rủi, bảo vệ cho ngư dân trong một mùa biển mới.
Về sau, khi các đội thủy binh trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa không còn nữa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được những thế hệ người dân Lý Sơn duy trì, tiếp nối cho đến ngày nay. Đây trở thành một nghi thức văn hóa tín ngưỡng đặc trưng, độc đáo không nơi nào có được. Nó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn văn hóa của ngư dân Lý Sơn, thể hiện sự tưởng nhớ đến các thế hệ đi trước, mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta trên các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trong nhiều thế kỷ từ các chúa Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn và đến tận bây giờ.
Anh Tuấn
Kỳ 3: Sức sống mới trên đảo tiền tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải Hội thi "Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh"
Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội
Tin khác
Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
Tin mới 15/11/2024 10:32
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 13/11/2024 19:59
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Tin mới 13/11/2024 09:50
Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh
Tin mới 12/11/2024 22:30
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn
Tin mới 12/11/2024 07:36
Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân
Tin mới 12/11/2024 06:10
90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI
Tin mới 11/11/2024 22:31
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng
Tin mới 11/11/2024 07:04
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn
Tin mới 09/11/2024 18:17
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV
Tin mới 09/11/2024 10:44