Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị kiên định quan điểm “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô”.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Công nghiệp văn hóa chính là khâu đột phá trong phát triển văn hóa

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được nghiên cứu lập là 1 trong 3 nội dung quan trọng mà Thành phố tập trung quyết liệt trong năm 2023 (cùng với Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước đó, các dự thảo khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định, đều nhằm triển khai thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị với tầm nhìn dài hạn và khát vọng phát triển trong tương lai, thể hiện“ước mơ xa, nghĩ lớn, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt” của Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển
Công nghiệp văn hóa chính là khâu đột phá trong phát triển văn hóa.

Ngày 24/5, Ban Chấp hành Trung ương đã có văn bản số 80-KL/TW kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung.

Trong đó, kết luận của Bộ Chính trị kiên định quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển”, “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô”. Thăng Long - Hà Nội trong suốt quá trình lịch sử; là vùng đất có bề dày truyền thống nghìn năm văn hiến, anh hùng, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Thấy rõ được tính đặc thù riêng có của Hà Nội, từ đó, làm cơ sở khai thác, phát huy các giá trị truyền thống để phát triển Thủ đô.

Đặc biệt, chiến lược của Thành phố là phát triển công nghiệp văn hóa kết hợp với dịch vụ du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc sắc của Thủ đô gắn với phục dựng các di tích lịch sử, di sản văn hóa kết hợp truyền thống với ứng dụng công nghệ để tái hiện lịch sử trong không gian thực tế ảo và hình thành không gian văn hóa sông Hồng với con đường di sản bai bên sông để tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước…

Liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa trong Quy hoạch Thủ đô, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định: “Chúng ta phải nhấn mạnh là công nghiệp văn hoá có hệ số lan toả, tác động rất lớn tới nhiều lĩnh vực của Thủ đô và đất nước. Công nghiệp văn hóa chính là khâu đột phá trong phát triển văn hóa. Khi chúng ta phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô tức là được hiểu văn hoá đã trở thành một tài sản, nguồn lực to lớn của Hà Nội. Khi văn hoá phát triển thì các lĩnh vực khác cũng sẽ phát triển và có lợi ích như chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ...

Ví như, giáo dục chẳng hạn, nếu chúng ta làm tốt công tác phát huy giá trị di tích, chúng ta không chỉ lan tỏa những giá trị của di sản đến nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, mà thông qua hiểu biết tốt hơn về lịch sử đó, chúng ta sẽ khợi gợi tình yêu quê hương, đất nước trong thế hệ trẻ. Khi họ hiểu lịch sử Hà Nội thì họ sẽ thêm yêu mảnh đất, con người văn hoá Thủ đô và từ đó sẽ mong muốn phát triển quê hương, đất nước. Nó giống như một vòng xoáy hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

Hay việc phát triển công nghiệp văn hoá cũng sẽ bảo đảm gắn kết được văn hoá và kinh tế, đem lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, thời trang, du lịch... Phát triển công nghiệp văn hoá cũng bảo đảm được câu chuyện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu mới nhất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với nhiều ngành, lĩnh vực...”

“Đòn bẩy” phát triển kinh tế đêm của Thủ đô

Ngoài ra, trong chiến lược phát triển của mình, thành phố Hà Nội cũng từng bước trở thành một điểm đến sôi động, hấp dẫn, đặc sắc có thương hiệu về kinh tế đêm, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, thưởng thức ẩm thực về đêm của người dân và du khách với những sản phẩm, dịch vụ mang tính biểu tượng, khác biệt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các điểm đến khác trong nước và quốc tế.

Trong đó, khu vực nội đô là mô hình kinh tế đêm hướng đến khai thác các không gian văn hóa - lịch sử; lựa chọn một số khu vực phát triển đô thị mới, khu vực đặc sắc ngoại thành của Hà Nội để phát triển mô hình kinh tế đêm hướng đến các hoạt động vui chơi, giải trí, dịch vụ thời đại, phù hợp với giới trẻ và quốc tế… Nhất là khai thác lợi thế thành phố sông, hồ, đặc biệt sông Hồng, tạo nên những khu vực đặc sắc khu sông Hồng để phát triển các mô hình kinh tế đêm.

Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển
Màn trình diễn nghệ thuật 3D mapping hình ảnh các sản phẩm du lịch đêm và các điểm di sản văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội tại khu vực Ô Quan Chưởng.

Điểm sáng trong du lịch đêm của Hà Nội là khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội với hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa có giá trị đặc sắc, hấp dẫn. Hồ Hoàn Kiếm nằm trong lòng Thủ đô với ba biểu tượng nổi tiếng là Tháp Rùa, Đài Nghiên và Tháp Bút đã trở thành biểu tượng cho nền văn hóa lâu đời của đất nước. Nơi đây không chỉ là một dấu ấn tiêu biểu của lịch sử lâu đời và văn hóa Thủ đô, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc sắc về đêm, thu hút lượng khách du lịch đông đảo trên cả nước.

Đáng chú ý, Hoàn Kiếm cũng là quận đầu tiên trên địa bàn Thành phố ban hành Nghị quyết số 120 ngày 20/6/2023 về giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế ban đêm trên địa bàn quận. Trước đó, từ năm 2004, kinh tế ban đêm đã được hình thành tại quận Hoàn Kiếm với các loại hình như: Chợ đêm Đồng Xuân, các không gian đi bộ khu Phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, các tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Cấm Chỉ, Tạ Hiện… Đặc biệt là vào các ngày cuối tuần, một số hoạt động đêm đã trở thành lực hút đối với du khách mỗi khi tới Hoàn Kiếm. Các hoạt động tại các không gian công cộng của quận Hoàn Kiếm đã phát huy lợi thế của lịch sử và di sản đô thị.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, để bảo tồn phát huy giá trị của các di sản văn hóa, quận đã dành nguồn lực giải phóng mặt bằng, trùng tu, tôn tạo 22 di tích; bảo tồn 24 nhà ở có giá trị; các di sản phi vật thể được phục hồi và phát huy, khôi phục 14 lễ hội truyền thống; hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư, cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ ngầm toàn bộ đường dây, cải tạo các đường thoát nước, hạ ngầm đường cáp đi nổi trên 79 tuyến phố trong khu Phố cổ; chỉnh trang mặt đứng 50 tuyến phố...

Bên cạnh đó, nhiều di tích và không gian đô thị trong khu Phố cổ Hà Nội, sau khi tu bổ đã trở thành nơi quảng bá về di sản văn hóa, giao lưu nghệ thuật, tổ chức triển lãm, giới thiệu nghề truyền thống gắn với các làng nghề như: Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, đình Hà Vĩ, đình Tú Thị, đình Phả Trúc Lâm, đình Hoa Lộc Thị, đình Lò Rèn, đình Đồng Lạc, đình Nam Hương, đền Quan Đế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - 22 Hàng Buồm... Sau khi hồ Hoàn Kiếm được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2013, ngày 1/9/2016 khu vực này được triển khai là không gian đi bộ. Năm 2019, được cải tạo hạ tầng kỹ thuật kè hồ, hạ ngầm đường dây và cải tạo hạ tầng kỹ thuật.

Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phát huy hiệu quả giá trị các di sản, không gian văn hóa, phát triển kinh tế đêm, phát triển du lịch trên địa bàn quận, số lượt khách lưu trú qua đêm tăng nhanh. Kết quả, năm 2021 là 625.604 lượt, năm 2022 là 996.039 lượt và ước năm 2023 là 1,6 triệu lượt khách trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu ngành lưu trú, ăn uống năm 2021 là 1.571 tỷ; năm 2022 là 3.122 tỷ; ước năm 2023 khoảng 6.012 tỷ. Doanh thu ngành Du lịch tăng từ 189 tỷ năm 2021 lến 896 tỷ năm 2022 và năm 2023 ước đạt 3.975 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, quận Hoàn Kiếm đang tiếp tục thực hiện các dự án chỉnh trang không gian công cộng, các tuyến đường, vườn hoa, các dự án phát triển không gian sáng tạo; tổ chức giao thông phù hợp; phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch; nâng cao hơn nữa chất lượng biểu diễn nghệ thuật; huy động các nguồn lực xã hội...

Với không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu Phố cổ Hà Nội đang tiếp tục được hoàn chỉnh, quận Hoàn Kiếm đang nghiên cứu để mở rộng các không gian đi bộ tại địa bàn như: Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Nhà hát lớn - phố Tràng Tiền, quảng trường phía trước nhà Thờ lớn tiếp tục sẽ là những dự án quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch đêm và kinh tế - xã hội, gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh, quốc phòng của quận Hoàn Kiếm và Thủ đô.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Phạm Hương Giang kỳ vọng, phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung để phát triển sản phẩm du lịch đêm đa dạng, đặc sắc, mang lại cho người dân Thủ đô và du khách những không gian văn hóa sáng tạo, những sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị gia tăng cao, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố. Theo đó, phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 đạt khoảng 25,5 triệu lượt khách, tăng 13,3% so với ước năm 2023, trong đó gồm 4,5 triệu lượt khách quốc tế và 21 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 94,41 nghìn tỷ đồng.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi hội thi “Ẩm thực quê hương” huyện Phú Xuyên

Sôi nổi hội thi “Ẩm thực quê hương” huyện Phú Xuyên

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Xuyên tổ chức Hôi thi nấu ăn với chủ đề “Ẩm thực quê hương”.
Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

(LĐTĐ) Hôm nay (17/6), Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Trong 11 ngày làm việc của đợt 2 (từ ngày 17-28/6), Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và xem xét thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết.
Hà Nội: Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn xanh - sạch - văn minh

Hà Nội: Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn xanh - sạch - văn minh

(LĐTĐ) Nhằm góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
Dự báo thời tiết ngày 17/6: Hà Nội nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 17/6: Hà Nội nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Theo dự báo, ngày 17/6, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to.
Dự kiến nhiều sắc thuế sẽ được miễn, giảm, ưu đãi

Dự kiến nhiều sắc thuế sẽ được miễn, giảm, ưu đãi

(LĐTĐ) Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi gồm 5 chương, 25 điều, bao gồm các nội dung về căn cứ và phương pháp tính thuế; ưu đãi thuế TNDN; bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu…
Sơn Tây: Tổ chức hàng loạt sự kiện chào mừng 100 năm thành lập

Sơn Tây: Tổ chức hàng loạt sự kiện chào mừng 100 năm thành lập

(LĐTĐ) Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý về việc tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Ngày Giải phóng thị xã và 555 năm danh xưng "Sơn Tây". Đáng chú ý, theo kế hoạch, dịp này, thị xã Sơn Tây sẽ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

(LĐTĐ) SHB triển khai chương trình ưu đãi lãi suất USD dành cho khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu với quy mô lên đến 50 triệu USD, lãi suất chỉ từ 4,5%/năm; đồng thời miễn, giảm tới 66 loại phí dịch vụ, ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tin khác

Hà Nội: Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn xanh - sạch - văn minh

Hà Nội: Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn xanh - sạch - văn minh

(LĐTĐ) Nhằm góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
Giấy Dó làng Yên Thái - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Giấy Dó làng Yên Thái - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

(LĐTĐ) Từng nổi tiếng khắp nơi và là niềm tự hào của người dân Kẻ Bưởi, làng nghề giấy Dó Yên Thái (phường Bưởi, quận Tây Hồ) đã dần mai một theo thời gian. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống quý báu, quận Tây Hồ đã đưa giấy dó làng Yên Thái trở thành điểm đến du lịch văn hóa, nơi du khách có thể tìm hiểu và trải nghiệm nghề truyền thống độc đáo.
Ra mắt cuốn sách “Người trên đường đời” của nhà báo Hồ Quang Lợi

Ra mắt cuốn sách “Người trên đường đời” của nhà báo Hồ Quang Lợi

(LĐTĐ) Sáng 12/6, Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Thư viện Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Người trên đường đời” của nhà báo Hồ Quang Lợi nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024

Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Tối 11/6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên).
Hà Nội: Tập huấn về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024

Hà Nội: Tập huấn về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 11/6, Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024.
Ra mắt sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Ra mắt sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Ngày 11/6, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đại sứ quán New Zealand và Doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds đã tổ chức lễ khai trương sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất của Hà Nội.
Đánh thức tiềm năng "đô thị sông nước"

Đánh thức tiềm năng "đô thị sông nước"

(LĐTĐ) Sau 10 ngày tổ chức với gần 20 chương trình hoạt động, Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần 2 năm 2024 đã khép lại vào tối 9/6, để lại trong mỗi người dân và du khách những cảm xúc khó quên.
Thương nhớ tường vi

Thương nhớ tường vi

(LĐTĐ) Có bao giờ vì mải mê ngắm nhìn một nhành hoa mà bạn quên cả thế giới xung quanh? Một sáng thức dậy, khi mặt trời bắt đầu vén bức màn mây, ửng hồng phía xa xa, tôi chạy ra sau nhà tập thể dục. Vẻ đẹp của những khóm tường vi ven đường lúc bình minh đã níu chân tôi lại. Lòng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, lắng đọng, xen cả nỗi niềm hoài niệm, thớ thương.
20 đơn vị nghệ thuật tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024

20 đơn vị nghệ thuật tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024

(LĐTĐ) Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 26/6, tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), với sự tham gia của 20 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp mang đến 24 vở diễn.
Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi "Giọng hát hay Hà Nội năm 2024" với chủ đề "Hà Nội một trái tim hồng".
Xem thêm
Phiên bản di động