Chuyển đổi số ở Thái Nguyên

(LĐTĐ) Dù là tỉnh trung du - miền núi, nhưng Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong về chuyển đổi số và thành tựu thu được hiện đang đứng tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.
Thái Nguyên: Khai trương Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Sông Công Thái Nguyên: Năm 2023 ước tăng GRDP và thu ngân sách hoàn thành kế hoạch đề ra Phát huy truyền thống “Thủ đô kháng chiến” xây dựng Thái Nguyên giàu đẹp

Một em bé vừa chào đời, có thể nhận được một tin nhắn chúc mừng của lãnh đạo tỉnh; một vụ việc bức xúc xảy ra trên địa bàn, người dân cũng có thể tương tác trên nền tảng số để các đồng chí lãnh đạo tỉnh đều biết, kịp thời chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết. Thậm chí, ở các huyện miền núi, đi chợ mua rau cũng trả tiền bằng quét mã QR… Trên bình diện lãnh đạo, chỉ đạo, công tác xây dựng Đảng, Thái Nguyên cũng là địa phương đi đầu trong chuyển đổi số gắn với ứng dụng sổ tay đảng viên điện tử. Đồng thời, Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông minh IOC thành phố Sông Công.

Chuyển đổi số ở Thái Nguyên
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên năm 2021.

Nhận thức được tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự lên ngôi của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên số, thực hiện theo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với việc ban hành Nghị quyết này, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên ban hành Nghị quyết về CĐS; Ngày CĐS của tỉnh.

Cùng với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư... Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy coi công tác CĐS là một trong những nhiệm vụ chính trị trong tâm của cả nhiệm kỳ. Nhờ sự quyết liệt này, bằng những cách làm sáng tạo, đột phá, chỉ sau 2 năm, theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ CĐS năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số CĐS (DTI). Cụ thể, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 7 về Chính quyền số, thứ 15 về Kinh tế số và thứ 9 về Xã hội số. Năm 2023, Thái Nguyên là tỉnh liên tiếp hai năm liền đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số DTI.

Chuyển đổi số ở Thái Nguyên
Ngay từ năm 2020, Thái Nguyên xem CĐS là một trong những bước đột phá (Ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên - Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại Chương trình tập huấn về CĐS trên địa bàn tỉnh 10/2021).

Đồng thời, là một trong 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số (hiện có 6 doanh nghiệp viễn thông với 1.800 điểm thu phát sóng điện thoại di động; tổng số thuê bao điện thoại di động là 1.758.000 thuê bao, đạt tỷ lệ xấp xỉ 134 thuê bao/100 dân. Mạng truyền số liệu dùng chung của cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối 4 cấp hành chính, thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong toàn tỉnh). Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023 do UNDP công bố ngày 2/4/2024, Thái Nguyên đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Đến nay, Thái Nguyên đã thành lập trên 2.225 tổ công nghệ cộng đồng với gần 15.000 thành viên nòng cốt để hỗ trợ CĐS cho người dân; Ứng dụng C Thái Nguyên đã có khoảng 250.000 người cài đặt và sử dụng; trên 70.000 người cài đặt, sử dụng ứng dụng Thái Nguyên ID để kết nối doanh nghiệp và người lao động; 140.000 hộ dân được tạo tài khoản để đưa thông tin lên mạng.

Đặc biệt, khi xác định CĐS là một trong những khâu đột phá, nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất ủng hộ và hưởng ứng rất mạnh mẽ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 324 doanh nghiệp công nghệ số, đem lại tổng doanh thu kinh tế số đạt gần 26 tỷ USD.

Từ thành tựu bước đầu của CĐS, gắn với những đột phá chiến lược, liên tiếp các năm qua, tốc độ tăng GRDP của Thái Nguyên luôn đạt mức khá cao. Năm 2023, thu ngân sách đạt trên 20.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch để ra. Đặc biệt, Thái Nguyên tự hào là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.

Với những thành quả về CĐS, thời gian qua một số địa phương trong cả nước đã đến trao đổi kinh nghiệm với tỉnh để hợp tác trong lĩnh vực này.

Là “dân” bách khoa, nên ngay sau khi được Trung ương giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên (5/2020), khi đó nhiều người đã tham vấn tân Bí thư học tập một số mô hình phát triển kinh tế của Sơn La, hoặc Quảng Ninh, nhưng sau khi xem xét, nghiên cứu cập nhật xu hướng phát triển của thế giới, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Hải cùng Ban Thường vụ quyết định “tiến quân” vào lĩnh vực CĐS, xem đó là “chìa khóa vàng” giúp tỉnh sớm thu hẹp khoảng cách về triển kinh tế - xã hội với các địa phương có quy mô kinh tế lớn trên cả nước.
Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Nhận lương hưu qua tài khoản: Tiện ích sau tiếng “tinh, tinh…”

Nhận lương hưu qua tài khoản: Tiện ích sau tiếng “tinh, tinh…”

(LĐTĐ) “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số, các địa phương thuộc thành phố Hà Nội đang quyết liệt tuyên truyền, triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bây giờ những cán bộ về hưu thay vì phải đến UBND phường nhận lương hưu thì chỉ ngồi nhà nghe tiếng “tinh, tinh…” từ tin nhắn điện thoại báo đã chuyển tiền.
Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics

Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics

(LĐTĐ) Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà trở thành yêu cầu tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới. Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin

Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin

(LĐTĐ) Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin là nền tảng số thứ tư được Cục An toàn thông tin thiết lập để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Chiều 30/5, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại với tổ chức, đơn vị về thủ tục hành chính, công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa; hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số

Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số

(LĐTĐ) Sau 30 năm phát triển, Việt Nam có hơn 610 nghìn tên miền quốc gia “.vn”, đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 châu Á Thái Bình Dương, đứng thứ 40 trên thế giới. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%. Để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sáng kiến phổ cập tên miền quốc gia “.vn” với hai chính sách đặc biệt.
Đảm bảo an toàn thông tin từ camera giám sát

Đảm bảo an toàn thông tin từ camera giám sát

(LĐTĐ) Trước tình trạng có nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin từ thiết bị camera giám sát, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Hiện tại, Cục An toàn thông tin đang phối hợp với các doanh nghiệp, các chuyên gia để xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát”, dự kiến quy chuẩn sẽ được ban hành trong năm 2024.
Quận Hoàng Mai: Giúp giáo viên mầm non chuyển đổi số

Quận Hoàng Mai: Giúp giáo viên mầm non chuyển đổi số

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của việc chuyển đối số đối với hoạt động giáo dục và đào tạo, Trường Mầm non Yên Sở đã tổ chức tập huấn cài đặt phần mềm Mysign và sử dụng chữ ký số cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trên Hệ thống quản lý hồ sơ, sổ sách điện tử (https//hsdttruong.qlgd.edu.vn).
Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

(LĐTĐ) Để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách muôn phương khi về thăm quê Bác Hồ kính yêu, Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ứng dụng số hóa và bố trí thêm nhiều không gian trải nghiệm cho du khách.
Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

(LĐTĐ) Hiện các điểm tham quan, bảo tàng, khu di tích trên địa bàn Thủ đô đang tích cực đổi mới phương thức bán và soát vé tham quan thông qua hệ thống vé điện tử. Trước yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành Du lịch, đây được xem như một giải pháp mới tạo thuận lợi cho cả 3 bên: Khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và Ban Quản lý điểm đến.
Sắp ra mắt phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo

Sắp ra mắt phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn. Để giúp người dân phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đang phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng phần mềm chống lừa đảo cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động