Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

Chiều 21/5, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024".
Vu Lan báo hiếu: Nét đẹp văn hóa truyền thống “Ơn nghĩa sinh thành 2023”, chương trình nghệ thuật ý nghĩa mùa Vu lan Mùa Vu lan về

Thông tin tại buổi họp báo, Hòa thượng Thích Gia Quang (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức chương trình) cho biết, đây là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và đại lễ Vu lan Phật lịch 2568 - năm 2024 dương lịch, hướng tới chào mừng sự kiện Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua
Quang cảnh buổi họp báo.

Từ năm 2014 đến nay, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam định kỳ tổ chức chương trình "Vu Lan - Đạo Hiếu & Dân tộc" vào mỗi dịp đón mùa Vu Lan báo hiếu. 10 năm qua đã có 7 chương trình diễn ra, năm 2024 là chương trình thứ 8 được tổ chức.

Chương trình được bố cục, chọn lựa những nội dung phù hợp theo từng năm, nhưng tất cả không nằm ngoài thông điệp tôn vinh tinh thần hiếu đạo, truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội, nhắc nhở các thế hệ hậu bối, ghi nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà - cha mẹ - tổ tiên cũng như đền ơn đáp nghĩa những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, người có công với đất nước.

Trong chuỗi các hoạt động của chương trình, đêm Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan dự kiến tổ chức vào ngày 10/8/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình nhằm đem lại hiệu ứng mạnh mẽ đến đông đảo tín đồ Phật tử, đại chúng ngưỡng kính đạo Phật; góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn - nhân bản- nhân quả cao đẹp của đạo Phật trong xã hội.

"Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ chung của toàn dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nhắc nhở mỗi con người về giá trị đạo đức cao đẹp, về lòng hiếu thảo, về tinh thần tri ân, báo ân", Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh.

Cũng theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Vu Lan báo hiếu không chỉ là trách nhiệm của mỗi người con mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội hiếu thảo, nơi mà mỗi người con đều biết yêu thương, trân trọng và báo đáp công ơn cha mẹ.

Với ý nghĩa đó, chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024" là nén tâm hương thành kính, thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn, nhớ nguồn của thế hệ con cháu hôm nay và mai sau với các bậc tiền nhân đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, đề cao đức hiếu sinh, tình yêu với quê hương với đất nước với vạn loài với Đạo Pháp.

Nhằm lan tỏa giá trị ra cộng đồng bằng hành động thiết thực cụ thể, trước khi Chương trình giao lưu nghệ thuật diễn ra, vào tháng 7/2024, Ban Tổ chức sẽ tổ chức chuyến hành hương theo dấu chân Chiến sĩ Điện Biên năm xưa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã nằm lại chiến trường Điện Biên trong những năm kháng chiến chống Pháp khốc liệt và trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách, khó khăn tại địa phương.

Ban Tổ chức cũng cho biết, chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024" có nhiều điểm nhấn quan trọng, với mục đích xiển dương đạo pháp, phát huy truyền thống văn hóa hiếu đạo của dân tộc Việt Nam nói chung và đạo hiếu Phật giáo nói riêng. Từ đó lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp của đạo hiếu tới cộng đồng Phật tử, cùng với những người mến mộ đạo Phật trong và ngoài nước.

Chương trình nghệ thuật được xây dựng tỉ mỉ từ nội dung đến thiết kế dàn dựng, nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo". Các tiết mục biểu diễn sẽ mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc, những trải nghiệm tâm linh và nghệ thuật ý nghĩa.

Chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024" được tổ chức nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024).

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), từ ngày 1/4 - 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, việc người nổi tiếng sử dụng nền tảng số để kiếm tiền đang ngày càng phổ biến. Gần đây, nhiều vụ việc gây tranh cãi như Hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo sai sự thật hay ViruSs tạo drama để thu hút người xem đã dấy lên nhiều câu hỏi về vấn đề đạo đức trong không gian số. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Mấy ngày qua, vụ việc lùm xùm giữa ViruSs với một số cô gái, bao gồm Ngọc Kem, rapper Pháo đã gây xôn xao dư luận. Sự tò mò, hóng “drama” đã góp phần khiến cho livestream ViruSs - Pháo gây sốt với 4,8 triệu lượt xem, làm dấy lên lo ngại về giá trị nghệ thuật giải trí và thị hiếu giới trẻ ...
Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo, Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện Diễu hành áo dài và xếp hình áo dài bản đồ Việt Nam. Đây cũng là sự kiện hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trên toàn quốc.
Nắng xuân gọi những yêu thương

Nắng xuân gọi những yêu thương

Ngày mới hé mở, nắng tinh khôi ùa vào phòng, ấm áp và trong trẻo. Những giọt sương mai long lanh đọng trên tán lá, vương vít chút se lạnh cuối đông. Hương hoa móng bò, lộc vừng từ công viên trước nhà thoảng qua. Tôi hít một hơi đầy lồng ngực, cảm nhận mùa xuân đang trở về.
Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" đã diễn ra tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. Sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức.
Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Ngày 21/3, được ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đợt 1 năm 2025.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập.
Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Biệt thự Pháp ở Hà Nội rất phong phú về thể loại, đa dạng về ngôn ngữ kiến trúc và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong di sản kiến trúc Thủ đô. Giá trị của các công trình biệt thự Pháp không chỉ đơn thuần về mặt kiến trúc mà còn về các mặt lịch sử, văn hoá.
Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thủ đô đã được phê duyệt bổ sung thêm 567 di tích mới. Những di tích này được bổ sung vào danh mục đã được công bố theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.
Xem thêm
Phiên bản di động