Lao động tại Ả-rập Xê-út mòn mỏi ngóng chờ người thân

Thời gian gần đây, Báo Lao động Thủ đô liên tiếp nhận được đơn kêu cứu của thân nhân người lao động (NLĐ) đang làm nghề giúp việc gia đình (GVGĐ) tại Ả-rập Xê-út.
ky 1 mon moi ngong cho nguoi than Không ai có thể can thiệp
ky 1 mon moi ngong cho nguoi than Vẫn mòn mỏi ngóng chờ người thân

Theo phản ánh, NLĐ bị chủ sử dụng lao động nợ lương, bỏ đói, có hành vi bạo lực, xâm hại… nên phải bỏ ra ngoài và không biết ngày nào mới được hồi hương. Điều đáng nói, người nhà của NLĐ đã nhiều lần kiến nghị sự việc với công ty đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng không nhận được sự giúp đỡ thỏa đáng, khiến họ rất hoang mang, lo lắng cho người thân của mình. Với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình, nhiều phụ nữ ở nông thôn tìm cách thoát nghèo qua con đường xuất khẩu làm GVGĐ. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong công việc, nhưng một số NLĐ đã phải nhận kết quả không như mong muốn.

ky 1 mon moi ngong cho nguoi than
Chị Huyền gầy đi nhiều sau thời gian ngắn làm việc ở Ả-rập Xê-út.

Bà Lê Thị Châu (trú tại phường Bến Thủy, TP.Vinh, Nghệ An) phản ánh, con gái bà là chị Phạm Thị Thanh Huyền đi xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út thông qua đơn vị môi giới lao động là Công ty CP SIMCO Sông Đà. Sau khi sang Ả-rập Xê-út, chị Huyền làm việc chăm chỉ với mong muốn có tiền gửi về giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn và nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, cách đây vài tháng, chủ sử dụng lao động không những không trả lương cho chị (nợ gần 3 tháng) mà còn chửi mắng, đánh đập chị. Chị Huyền phải sống trong tình cảnh bị giam lỏng, ăn uống kham khổ khiến cơ thể suy nhược. Trong những tin nhắn qua lại giữa gia đình và chị Huyền còn thể hiện, trong thời gian ở lại trung tâm môi giới lao động bên Ả-rập Xê-út, chị Huyền còn bị một số người đe dọa tinh thần, gạ gẫm đòi quan hệ tình dục.

Đầu tháng 7.2016, bà Châu đã viết đơn kêu cứu gửi Công ty CP SIMCO Sông Đà. Ngày 15.7, sau khi gia đình chị Huyền làm việc với đại diện Công ty CP SIMCO Sông Đà cùng cộng tác viên Phòng Lãnh sự bảo hộ công dân Việt Nam tại Ả-rập Xê-út, ông Nguyễn Thiện Mỹ - Phó Tổng giám đốc Công ty CP SIMCO Sông Đà đã ký bản cam kết với nội dung: “Công ty cam kết tìm mọi biện pháp giải quyết sự việc theo quy định hiện hành cũng như nội dung của hợp đồng lao động ký giữa công ty và NLĐ. Trong thời gian chờ xử lý giải quyết, công ty sẽ thường xuyên liên hệ với đại diện của công ty tại Ả-rập Xê-út để làm việc với công ty môi giới nhằm đảm bảo lao động Phạm Thị Thanh Huyền không bị cưỡng ép làm việc khi chưa có sự đồng ý của lao động và bảo vệ lao động không bị quấy rối tình dục, lao động được cung cấp ăn, uống đầy đủ cũng như các quyền lợi khác theo quy định”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chị Huyền vẫn chưa được về nước…

ky 1 mon moi ngong cho nguoi than
Ảnh minh họa.

Anh Phạm Văn Khánh (ở thôn Phú Vinh, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, Thái Bình) cũng phản ánh, từ giữa tháng 7.2016 đến nay không có thông tin về mẹ là bà Bùi Thị Nhật (1965), đang làm nghề giúp việc gia đình (GVGĐ) tại Ả-rập Xê-út. Anh Khánh cho biết, trước khi mẹ anh đi, mặc dù các thành viên trong gia đình đã có ý kiến là đi làm nghề GVGĐ sẽ rất vất vả bởi khí hậu khắc nghiệt, thời gian làm việc dài (10-12 tiếng/ngày), ăn uống không hợp khẩu vị… nhưng bà Nhật vẫn nhất tâm đi mong kiếm tiền cải thiện kinh tế gia đình. Qua môi giới, bà Nhật đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác, Chi nhánh Hùng Vương, Trung tâm đào tạo GTS Group để đi Ả-rập Xê-út. Ngày 7.5.2016, bà Nhật xuất cảnh. Sau 2 tháng làm việc bên xứ người, bà Nhật gọi điện về thông tin với người nhà là bị chủ nợ lương, bị bỏ đói và có hành vi bạo lực.

Do không biết tiếng Ả rập và không biết phải phản ánh trường hợp của mình với cơ quan nào, nên ngày 4.7, bà Nhật đã bỏ trốn khỏi nhà chủ, chạy vào đồn công an nước sở tại để xin được giúp đỡ và được đưa vào trại tập trung. Sau đó, gia đình không thể liên lạc được với bà Nhật. Anh Khánh đã nhiều lần gọi điện thoại cho người môi giới và trực tiếp đến trụ sở của Công ty cổ phần Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác, chi nhánh Hùng Vương (số 10, LK6, KĐT Mậu Lương, quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng lãnh đạo công ty luôn tránh mặt và không đưa ra câu trả lời.

Chị Huyền phải sống trong tình cảnh bị giam lỏng, ăn uống kham khổ khiến cơ thể suy nhược. Trong những tin nhắn qua lại giữa gia đình và chị Huyền còn thể hiện, trong thời gian ở lại trung tâm môi giới lao động bên Ả-rập Xê-út, chị Huyền còn bị một số người đe dọa tinh thần, gạ gẫm đòi quan hệ tình dục.

H.Duy – H.Anh

Kỳ 2: NLĐ phải bồi thường hợp đồng?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố; Nguyễn Tiến Minh - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Tạ Hữu Thọ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín; Nguyễn Xuân Minh - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín…
Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương cũng như nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh và Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội Trần Anh Tuấn tới dự chương trình.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

(LĐTĐ) Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.

Tin khác

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Xem thêm
Phiên bản di động