Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Ngắm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm trị giá hơn 7.600 tỷ đồng Khánh Hòa: Từ 8/4, tập trung thanh tra, kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm

Dưới Tháp bà Ponagar kể chuyện đời, chuyện nghề và… chuyện uớc mơ

Chúng tôi có dịp đến Tháp bà Ponagar - nơi còn lưu giữ công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII.

Từ xa, tiếng kèn Saranai cùng nhịp trống Ghi - năng vang lên rộn ràng, vui tươi hoà quyện nhịp nhàng với các điệu múa của những vũ nữ Chăm đã làm say lòng những người đặt chân tới đây.

Các cô gái này đều là “thanh nữ” được tuyển chọn khắt khe để thực hiện điệu múa dân gian nhằm giữ gìn nét văn hoá và phục vụ du khách dưới chân tháp.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề, thiếu nữ Như Ý (20 tuổi) tự hào kể rằng em sinh ra tại vùng quê nghèo thuộc tỉnh Ninh Thuận. Trong gia đình, có mẹ và dì múa rất đẹp, dì em lúc đó là vũ nữ của đội múa Chăm (đội múa duy nhất) tại Tháp bà Ponagar nên ngay từ nhỏ, Như Ý hay được dẫn tới giao lưu với các cô, các chị trong đội thi diễn múa: “Em xem và mê lắm, học lỏm từng động tác để về diễn lại cho các bạn cùng lớp xem. Cứ vậy, từng điệu múa, làn điệu âm nhạc Chăm đã in sâu vào trong trí nhớ của em như thế”.

Trong những ngày Tết, đội múa Chăm của Tháp bà Ponagar tăng cường biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước đến du xuân. Ảnh: Hương Thảo
Những vũ nữ Chăm xinh đẹp múa quạt khiến ai cũng ngước nhìn. (Ảnh: Hương Thảo)

Nhận thấy cháu gái có năng khiếu, dì của Như Ý đã hướng dẫn, chỉ dạy em tập múa gắn với đạo cụ như: Khăn, quạt, chum - tất cả đều là những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người Chăm. Thời gian trôi đi, khi dì của Như Ý đến độ tuổi qui định phải ra khỏi đội múa để nhường chỗ cho những “thanh nữ” khác, Như Ý đã thể hiện tài năng của mình và được lựa chọn là lứa vũ nữ tiếp theo tiếp tục gìn giữ bảo tồn nét văn hoá dưới chân ngôi tháp nghìn tuổi.

Nở nụ cười tươi, Như Ý chia sẻ đội múa Chăm được gọi là “thánh nữ” bởi các thiếu nữ Chăm trong đội múa có tuổi đời từ 16-20 và được tuyển chọn từ các huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tiêu chí hàng đầu trong tuyển chọn họ phải là thiếu nữ Chăm chưa lấy chồng, xinh đẹp, những người trong đội múa nếu lấy chồng thì phải dừng công việc này.

Theo Như Ý, múa dân gian Chăm có nhiều điệu múa như: Múa quạt, múa đội nước, múa khăn, múa đạp lửa… Dù được học múa từ nhỏ nhưng khi trở thành vũ nữ trong đội múa đặc biệt này, Ý đã phải tập luyện rất nhiều. Tập thân, tập tay, tập với sự uyển chuyển, nhịp nhàng và quan trọng là múa bằng… ánh mắt.

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi tháp Bà nghìn tuổi
Thiếu nữ Như Ý biểu diễn thuần thục các động tác múa. (Ảnh: Hương Thảo)

Điệu múa Apsara khó chinh phục nhất vì phải tập giữ thăng bằng bằng một chân, nhưng khó nhất vẫn là ánh mắt, làm sao thể hiện được vẻ đẹp thần thái, huyền bí.

“Em đã múa ở Tháp bà Ponagar được gần hai năm và bây giờ điệu nào em cũng múa được. Thấy du khách vỗ tay khen, chúng em cảm thấy vui lắm. Sau này khi đến độ tuổi giải nghệ, em sẽ về quê tiếp tục hướng dẫn, truyền lại cho các thiếu nữ khác những điệu múa hay”, Như Ý bộc bạch.

Cách đó không xa, thiếu nữ Vạn Thị Mận (21 tuổi) đang chỉnh trang chuẩn bị biểu diễn. Hôm nay, Mận và các vũ nữ khác sẽ múa lu và múa quạt phục vụ du khách và người dân đến xem.

Hỏi về chuyện vì sao không tìm một công việc khác để làm thay vì chỉ vào đội múa vài năm rồi lại đi, Mận thẹn thùng: “Gia đình em chỉ làm nông nên rất khó khăn. Được vào làm tại đây, em còn có tiền chế độ, có chỗ ăn, ngủ, được ra phố dạo chơi mỗi tối nên em mừng lắm. Nhờ thế, em còn có tiền gửi về nuôi em gái đang ăn học ở quê. Hi vọng vài năm sau, số tiền em dành dụm khi tham gia tại đội múa đủ để em buôn bán hay kinh doanh gì đó nho nhỏ”.

Thú vị là, sau một thời gian múa Chăm được đưa vào hoạt động ở Tháp bà Ponagar, đã gây ấn tượng mạnh và thu hút rất đông du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Lưu giữ nét văn hóa qua nghệ thuật múa Chăm

Theo bà Nguyễn Thị Thuý Hằng, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Tháp bà Ponagar, đội múa Chăm gồm 10 người, đều được Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà ký hợp đồng và trả lương. Ngoài ra, Trung tâm còn tạo điều kiện cho đội múa để một lu gốm (gốm bầu trúc) trước sân khấu để du khách có thể hỗ trợ thêm cho họ.

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi tháp Bà nghìn tuổi
Việc đưa múa Chăm vào bên cạnh tháp Chăm có một ý nghĩa hết sức đặc biệt làm cho di sản giàu sức sống, có hồn. (Ảnh: Hương Thảo)

Bà Hằng cho biết, hoạt động múa Chăm đã được diễn ra khoảng 15 năm, người Chăm theo chế độ mẫu hệ vì vậy gần như là các nghệ nhân ở đây thì đội ngũ nam làm tương đối ổn định nhưng các vũ nữ sẽ phải thay khi đến tuổi bắt chồng. Những nghệ nhân còn lại có trách nhiệm đi tìm thiếu nữ thay thế.

“Việc đưa người Chăm về lại di tích của người Chăm đã góp phần cho hồn di tích được sống dậy, thông qua việc biểu diễn tại địa điểm du lịch có nhiều du khách tham quan thưởng lãm thì việc truyền tải những giá trị văn hoá được sâu rộng hơn”, bà Hằng nói.

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ngô Văn Ban cho rằng, trước rất nhiều tháp của người Chăm ở các địa phương khác bị bỏ hoang, hoạt động múa Chăm tại Tháp bà nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ sở doanh nghiệp du lịch là tín hiệu vui và rất đáng nhân rộng.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động