Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7
Đề xuất mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Lịch chi trả lương hưu tháng 4/2024 Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% so với mức hiện hành, tương ứng tăng từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng.
Khi mức lương tối thiểu vùng tăng theo đề xuất tại dự thảo nêu trên sẽ kéo theo mức lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động cũng tăng theo. Trường hợp người lao động đang có lương cao hơn lương tối thiểu vùng, thì mức lương sẽ dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thấp nhất ở vùng IV là 3,25 triệu đồng/tháng, mức cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng tại vùng I. Với đề xuất lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% từ ngày 1/7 tới, mức lương tối thiểu mới sẽ dao động từ 3,45 - 4,96 triệu đồng/tháng tùy vùng.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu vùng theo đề xuất mới nhất của Bộ LĐTBXH thì dự thảo Nghị định về lương tối thiểu vùng cũng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Theo đó, dự thảo đã điều chỉnh nhiều vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn. Kéo theo đó, người lao động ở các vùng địa bàn đang hưởng lương tối thiểu theo vùng thấp hơn sẽ được nâng mức lương tối thiểu theo mức tăng của lương tối thiểu ở vùng cao hơn đó.
Cụ thể, việc điều chỉnh địa bàn hưởng mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,96 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình); thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).
- Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,45 triệu đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng với các địa phương: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).
Như vậy, khi lương tối thiểu tăng từ ngày 1/7 tới, người lao động thuộc các địa bàn nêu trên dự kiến có mức tăng cao hơn cả so với mặt bằng chung. Trong đó, khu vực được điều chỉnh lương áp dụng từ vùng II lên vùng I, người lao động được tăng 800.000 đồng/tháng; từ vùng III lên vùng II được tăng 770.000 đồng/tháng; từ vùng IV lên vùng III được tăng 610.000 đồng/tháng.
Mới đây, khi góp ý vào dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Nội vụ cũng thống nhất với Bộ LĐTBXH về thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.
Bộ Nội vụ cũng đề nghị cơ quan quản lý lao động rà soát việc điều chỉnh lương tối thiểu bảo đảm theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.
Theo đó, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Về phía Bộ LĐTBXH cũng cho rằng đến nay, có một số vấn đề đặt ra cần phải xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP. Sau 2 năm điều chỉnh, hiện giá trị thực tế của mức lương tối thiểu tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP bị suy giảm dần theo thời gian do chỉ số giá tiêu dùng tăng. Với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4% - 4,5% thì mức lương tối thiểu hiện hành không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ vào nửa cuối năm 2024.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31