Bâng khuâng cung đàn Đào Xá

(LĐTĐ) Nhắc đến những tiếng đàn ngọt ngào, luyến láy rộn rã ở một ngôi làng nhỏ mang tên Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) hẳn chẳng mấy người xa lạ. Ở mảnh đất đồng chiêm, mãi tận cực Nam của Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô chừng hơn 50km này, mỗi lần trở lại trong tôi đều lắng đọng được một thứ gì đó rất khác. Và lần này cũng vậy, đó là những bâng khuâng của tôi về cung đàn dễ đã có tuổi tới hàng trăm năm, là những dấu tích cổ xưa trên đất Đông Lỗ về “vợ chồng” nhà duối, đài Chuông cổ và ngọc xá lợi Phật…
bang khuang cung dan dao xa Ngẩn ngơ tiếng đàn Đào Xá

Tiếng ngân vang giữa làng

Tôi về xã Đông Lỗ dễ cũng không dưới 3 lần. Và lần nào cũng vậy, đến làng Đào Xá tôi lại như lạc vào khu vườn âm thanh đồng quê. Chẳng đâu xa, đến chùa Viên Đình, tôi đã thoáng nghe thấy những tiếng đàn tam thập lục ngọt ngào, rộn rã vang lên. Cùng với đó là tiếng trẻ em hát ríu ran hòa tan trong những chùm âm thanh như làn gió mát tràn về.

Nhắc đến cái tích mang nghề về đất Đào Xá hẳn không ít người trầm trồ. Nghe các nghệ nhân trong làng kể lại rằng, cách đây gần 200 năm, làng có cụ Ðào Xuân Lan vốn có “máu” nghệ sĩ, lại ham học hỏi nên cụ đã hành hương sang xứ Bắc rồi mang nghề về làng. Ban đầu cụ chỉ dạy cho người trong họ, để trong lúc nông nhàn có thêm việc và cũng là hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Rồi nghề phát triển khắp làng, việc buôn bán cũng trở nên thịnh vượng ở các cửa hàng trên thành phố.

bang khuang cung dan dao xa

Nghệ nhân Ðào Văn Soạn. Ảnh: Giang Nam

Từ đó, nghề làm nhạc cụ đã trở thành nghề truyền thống của Ðào Xá. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, cả làng Ðào Xá làm nghề đàn, đi tới đâu cũng nghe thấy tiếng đục, tiếng gõ, cả những tiếng so dây, thử phím. Hòa bình lập lại, cả làng có tới 90% số hộ kiếm sống bằng nghề này. Sau, do điều kiện kinh tế khó khăn, thú chơi đàn của người dân giảm xuống, nghề đàn Ðào Xá có lúc tưởng bị thất truyền, nhưng nhờ sự quan tâm kịp thời của Nhà nước mà làng nghề đã được khôi phục.

Nhắc đến người có công lớn trong việc khôi phục và duy trì nghề tổ suốt mấy chục năm qua phải kể đến nghệ nhân làm đàn Đào Văn Soạn. Tôi gặp và trò chuyện với ông Soạn tỉ mẩn và lâu nhất có lẽ ở quãng năm 2012. Thuở đó, dù người làng dần rời bỏ nghề hết nhưng vợ chồng ông Soạn vẫn cóc cách bám nghề. May thay, sản phẩm ông làm ra bán được, bán chạy và hanh thông đến mức ông bận tối mắt quanh năm. Gặp lại ông Soạn, ở cái tuổi gần 80, ông vẫn tinh tường trong từng đường cưa, nhát đục. Không ai không khâm phục sự dẻo dai và chính xác trong công việc của ông.

Cái đận 2012, vừa “cầm tay chỉ việc” cho tôi, người nghệ nhân vừa bảo, để thạo nghề, làm được tất cả các loại nhạc cụ, người thông minh cũng phải học ngày, học đêm trong suốt 3 năm. Dĩ nhiên, tôi muốn “học mót” nghề cũng phải tốn chừng ấy. Đó là với tôi, nhưng với những người thợ lành nghề như ông Soạn thì ngay cả với những loại nhạc cụ mới như nhạc cụ nước ngoài, chỉ cần “mổ” cái đàn ấy ra, tự mày mò mẫm, nghiên cứu, một tháng sau là đã có thể làm được.

Để làm được cây đàn ưng ý cũng lắm công phu, đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu, phơi gỗ, ra gỗ đến đánh bóng, trau chuốt và lắp ghép. Trung bình, để hoàn thành một chiếc đàn phải mất trọn một tuần đối với một thợ lành nghề. Đàn làm xong phải cẩn thận tráng sơn, sau đó khảm trai để trang trí họa tiết, hoa văn. Đó cũng chính là nét độc đáo của làng nghề này.

Có một điều ít người biết về ông Soạn đó là người nghệ nhân này chưa từng qua lớp đào tạo nào về nhạc lý. Dẫu vậy, ông có tài thẩm âm tuyệt vời, dù là đàn bầu, đàn nguyệt hay đàn đáy… nhắc chuyện này, một đồng nghiệp của tôi đã nói và viết rằng, nếu có một nghề nào vừa có cái “phàm”, lại vừa rất “thanh”, thì đó chính là nghề làm đàn. Điều này quả thực đúng bởi khi những người thợ mộc chất phác họ luôn giữ trong bản thân một tình yêu thuần túy, dùng tình yêu ấy để góp phần vào sự phát triển của một loại hình nghệ thuật, góp phần đem đến những âm thanh làm đẹp cho đời… thì hẳn nhiên người thợ đó “thanh” nhất, đẹp đẽ nhất trong số đó.

Những chuyện góp nhặt

Có đến Đào Xá mới biết, nơi đây từng một thuở được nhiều văn nghệ sĩ kháng chiến tổ chức hoạt động. Nghe kể, Đào Xá tuy là gọi là vùng tự do nhưng chỉ cách con đường chính đi Cầu Giẽ và Vân Đình chừng mươi cây số. Dân trong làng vẫn thấp thỏm sẽ có ngày giặc Pháp càn đến. Nhưng từ khi các chiến sĩ cách mạng đến đóng quân, không khí lạc quan hơn hẳn chứ không còn lo âu như trước.

Thời kháng chiến, làng còn được xã cho định lại sơ đồ rồi đánh số nhà, số xóm cho tiện liên lạc và bố trí công việc phục vụ cách mạng. Đội văn nghệ thiếu nhi được thành lập. Những cây đàn của dân làng được huy động và ai cũng say sưa biểu diễn. Khi ấy, đội thiếu nhi ai cũng thuộc bài “Làng tôi”, mà không biết tác giả là nhạc sĩ Văn Cao đã đứng ra dạy hát trong nhiều đêm. Đó là những đêm vui nhất của làng từ xưa đến nay.

bang khuang cung dan dao xa

Những nhạc cụ đang được hoàn thành. Ảnh: Giang Nam

Từ Đào Xá đi rộng quanh xã Ðông Lỗ cũng có thể dễ dàng thấy không ít nét độc đáo mà không nơi nào có được. Chẳng hạn, câu chuyện hai cây duối cổ ngàn năm, duy nhất được vua nhà Lý sắc phong “thân mộc hộ quốc” thì chỉ ở chùa Viên Đình, làng Kẹo, xã Đông Lỗ mới có. Nghe kể lại, nhân duyên của hai cây duối này được dân gian ghép cho không ít nét đặc sắc.

Người Đông Lỗ bảo “duối chồng” và “duối vợ”, cách nhau chừng mươi thước, nhưng lại cùng tỏa bóng xanh mát bốn mùa, quấn quýt rất tình cảm. Thân cây duối chồng sần sùi, to phải hai người ôm, còn cây duối vợ thon thả hơn, nuột nà và ra quả vàng rộm mỗi độ hè về. Chính vì dáng đẹp và gợi cảm về một mái ấm gia đình của hai cây duối đã làm vua Lý xúc động, nên mới đặt nền móng để dựng chùa Viên Đình và sắc phong cho chúng.

Còn một sự đặc biệt khác mà chắc hẳn chỉ Đông Lỗ mới có. Tại đây, thời Lý có tháp chuông được làm bằng gỗ lim. Dĩ nhiên, với tuổi thọ ngàn năm có lẻ mà tiền nhân lưu lại đã trực tiếp tạo nên vẻ huyền bí cho ngôi chùa nơi thanh tịnh ngay bên cánh đồng làng Kẹo. Chưa hết, hiện Đông Lỗ còn nhộn nhịp hơn, khi có nhiều phật tử và bà con khắp nơi về cầu lễ. Vì sao ư? Bởi chùa Viên Đình linh ứng. Vì ngôi tự này là nơi hiện có nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam với hàng ngàn ngọc xá lợi Phật được hội tụ về đây.

Trở lại câu chuyện về nghề làm đàn ở Đào Xá. Dù đã tồn tại trên 200 năm nhưng tới năm 2009 Đào Xá mới được công nhận là Làng nghề. Từng có thời điểm, nghề làm đàn của làng bị… chê vì làm cực thân, vất vả mà không no cái bụng. Một số thợ giỏi khăn gói đồ nghề đi mở cửa hiệu làm đàn ở nơi khác. Tính ra công xá không lời lãi bao nhiêu. Qua chừng đó quãng truân chuyên, may mắn thay đến nay nghề làm đàn cũng từng bước có thương hiệu riêng. Cuộc sống của những người thợ cũng vì thế mà ít long đong, vất vả. Và hơn hết, cho đế nay, khi những lữ khách hành hương gần xa ghé đến Đông Lỗ, đến Đào Xá, mọi người lại nhớ thêm câu ca dao: “Đông Lỗ có làng làm đàn/Có ngọc xá lợi tiếng lan khắp vùng/Có tiếng chuông thỉnh mênh mông/Duối vợ, duối chồng kết ngãi ngàn năm”.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động