Ngẩn ngơ tiếng đàn Đào Xá
Những người nông dân chơi nhạc hàn lâm
Là một ngôi làng thuần nông, người dân quanh năm chỉ biết cấy cày. Nhưng chất nghệ sỹ đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người khi từ trong bụng mẹ. Chẳng thế mà, đã bao đời nay, khi nhắc đến Đào Xá, nghệ sỹ cả nước đều phải khâm phục trước cái tài làm đàn của người dân nơi đây. Không chỉ người ngoài, mà ngay cả các nghệ nhân, người dân trong xã cũng không thể lý giải được vì sao mình có thể làm ra được những cây đàn đẹp mắt, âm thanh hay đến như vậy. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng do kinh nghiệm tích lũy lâu năm, và do cái tay khéo léo, thính tai nhạy cảm của người làm đàn…
Ông Đào Văn Soạn năm nay đã 74 tuổi và cũng là nghệ nhân làm đàn cao tuổi nhất của làng Đào Xá. Cánh cổng cổ trước nhà hình loan phượng đã rêu phong là bằng chứng cho một thời huy hoàng của dòng họ Đào vùng Đông Lỗ. Ông Soạn gật gù: “Xưa kia, nghề làm đàn thịnh vượng thì các cụ mới có tích lũy rồi xây cổng nhà hoa văn. Nhưng cái gì cũng có quy luật, hợp rồi tan như bây giờ chẳng hạn, con cháu họ Đào còn mấy ai trung thành với nghề nữa đâu”.
Theo ông Soạn, Đào Xá vốn chỉ biết làm lúa, trồng ngô ven bãi sông Nhuệ. Nhưng 200 năm trước, cụ Đào Xuân Lan đã đem nghề làm đàn về làng dạy cho con cháu. Khi ấy, các ông tây bà đầm xuất hiện ở nước ta đã kéo theo thứ nghề vốn rất hàn lâm này. Cụ Lan lúc ấy là thợ mộc, chuyên đi đóng đồ cho các gia đình người Pháp. Mỗi lần như vậy, cụ lại được nghe những tiếng đàn da diết do trẻ em Pháp tập luyện. Tiếng măng – đô – lin hòa âm với Anto dịu dàng, lúc lại như thúc giục khiến người thợ mộc cứ tò mò lẫn phấn khích.
Người thợ mộc quê mùa ấy muốn có một chiếc đàn cho riêng mình. Nhưng dù có khéo tay mày mò nhưng vẫn thất bại vì đàn đánh chẳng có giai điệu, âm sắc nào ra hồn. Đưa cho đứa bé Tây đánh thử, nó dè môi chê trách. Mấy lần nản chí nhưng nghĩ đến con cháu thân thuộc ở quê Đào Xá đang thiếu thốn đủ thứ, chỉ mong có cái nghề kiếm ra miếng ăn nên cụ Lan lại lao tâm khổ tứ tầm sư học đạo. Cụ Lan đã cuốc bộ theo chân nhóm buôn hàng sang Trung Quốc và đến một con phố nhỏ ở Thượng Hải học nghề làm đàn. Mấy năm trời ròng rã, người thanh niên Đào Xuân Lan đã học được cách làm hơn 13 loại đàn khác nhau. Từ các loại đàn của phương Tây đến đàn cổ truyền của Trung Quốc, cụ Lan đều sành. Khi về làng, cụ mới gọi con cháu họ Đào đến rồi truyền dạy tỉ mỉ. Từ cách làm đàn cho người Tây đến cách làm đàn cho người Việt. Từ vật liệu đến cách nghe âm điệu đều được cụ dạy bảo cho thành thục.
Thoáng cái đến nay đã 200 năm có lẻ từ khi họ Đào gắn bó với cái nghề này. Dẫu có lúc thăng, lúc trầm nhưng để nghề tồn tại được đến nay thì chao ôi bao nhiêu là kỳ tích lẫn những buồn vui khổ cực. “Vì thế mà trước khi ông cụ thân sinh của tôi nhắm mắt, tôi đã hứa đến chết chẳng bỏ nghề”, ông Soạn rưng rưng.
56225
56226
“Các nghệ nhân làng Đào Xá chẳng ai được học nhạc cả, ấy vậy mà ai cũng thẩm nhạc rất chuẩn. Tiếng đàn sai tông sai nhịp một chút là biết. Người làm đàn phải đa tài lắm, vừa là anh thợ mộc, vừa là anh thợ điện, vừa là anh nhạc sỹ để cộng hưởng lại thành một nghệ nhân”, nghệ nhân Đào Văn Soạn nói |
Đàn Đào Xá ngân xa
Theo ông Soạn, ngay từ khi ông tổ nghề Đào Xuân Lan dạy cho con cháu thứ nghề lạ lẫm này, những cây đàn đầu tiên “xuất làng” đã tạo được thương hiệu. Những ông tây bà đầm đến các giáo sư âm nhạc Pháp có mặt ở Việt Nam đều rất thích. Họ bắt đầu đặt hàng làng Đào Xá làm những cây đàn tốt nhất. Từ ghita, măng – đô – lin, anto đến bănggio đều được các thợ lành nghề họ Đào chế tác một cách cẩn thận. Đến những năm 1880, hầu hết các loại đàn có mặt trên đất nước ta đều là do thợ Đào Xá làm ra. Tiếng đàn Đào Xá còn ngân xa tới tận các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ, Ý… Bởi với người phương Tây lúc bấy giờ, chỉ có đàn Đào Xá mới là món quà sang trọng và có ý nghĩa khi từ Á Châu trở về. Và vì thế, số lượng con cháu họ Đào tham gia làm nghề lên tới hàng trăm người.
Thời kỳ sau này, khi âm nhạc nước ta phát triển thì đàn Đào Xá đã trở thành một thương hiệu không thể thay thế. Các đoàn văn công xưa như Hoa Mai, Lúa Mới, Đoàn Ca múa nhạc trung ương đều dùng đàn của Đào Xá trong các dịp biểu diễn. Theo ông Soạn: “Đàn Đào Xá không những bền đẹp mà còn chuẩn về âm thanh. Người nước ngoài họ sành đàn lắm, đàn không đạt chuẩn thì không bao giờ họ mua. Vả lại, ở Việt Nam không có làng nào sản xuất đàn theo lối gia truyền nên những người thợ cũng phải giữ thương hiệu cho làng”.
Hiện nay, trong nhà của ông Soạn có trưng bày hàng trăm loại đàn khác nhau. Có những cây đàn hàng trăm năm tuổi được bảo quản rất kỹ lưỡng, bởi đó là báu vật gia truyền.
Cách làm đàn của họ Đào cũng rất cầu kỳ. Vật liệu gỗ để làm đàn phải đảm bảo quy tắc: Thành gỗ trắc, mặt gỗ vông. Hai loại gỗ này được lựa chọn để làm đàn theo bí quyết riêng mà không ai trong họ Đào được tiết lộ ra ngoài. Thứ đến là da trăn và da kỳ đà cũng được dùng để làm phần mặt âm của nhạc cụ. Da của hai loại động vật này được phơi sấy cẩn thận, ngâm ủ bảo quản trên gác bếp cho hết mùi rồi đem căng trên mặt của nhạc cụ. Những cây đàn tam được bọc da trăn trông vừa sang trọng lại hết sức thân thuộc.
Các loại nhạc cụ dân tộc như sáo, nhị, đàn cò, đàn nguyệt, đàn bầu ở Đào Xá đều được các nghệ nhân chế tác theo phương thức bí truyền mà cụ Xuân Lan tổ nghề đã chỉ dạy. Cũng chất liệu ấy, cũng hình dáng ấy nhưng tiếng đàn Đào Xá luôn ấm áp, có thanh có sắc như cái hồn thoát xác phàm tục để bay vào cõi thiên thai. “Đàn tranh cổ truyền vốn chỉ có 16 dây thôi, nhưng chúng tôi đã chế tác được loại đàn tranh lên tới 21 dây. Hơn được 5 dây cũng là thêm được những giai điệu thăng giáng khác nhau. Đó cũng là kỳ tích làm đàn của họ Đào chúng tôi sau 200 năm”, ông Soạn khoe.
Với những cây đàn tranh vô tiền khoáng hậu như vậy nhưng giá cả cũng chỉ ở mức vài ba triệu đồng. Ấy vậy mà công sức bỏ ra làm đàn không phải là ít. Từ chọn vật liệu, tạo hình dáng cho đàn đến các khâu phức tạp khác phải mất cả tháng trời tỉ mẩn so dây, cắt gọt cho âm thanh vừa chuẩn vừa dịu.
Ông Soạn bảo, những năm gần đây, nghề làm đàn cũng mai một đi. Thanh niên không ai theo nghề gia truyền nữa. Cả làng bây giờ cũng chỉ còn dăm ba nhà giữ nghề. “Nói là giữ nghề cho oai, chứ để sống được với nghề thì không khác nào đem ngọn lửa nhỏ ra cửa cho gió lùa. Trước sau gì thì lửa cũng tắt, nghề cũng tàn”, ông Soạn suy tư.
“200 năm làm đàn đã đủ chứng minh sự đa tài của người Đào Xá. Có thời, tất cả đàn ở Việt Nam là do người Đào Xá làm ra. Ở các xí nghiệp sản xuất đàn ngày xưa vùng Hà Nội, Thanh Hóa, Sài Gòn hầu hết là người Đào Xá. Họ đi lập nghiệp ở khắp mọi nơi và tạo được thương hiệu đàn Đào Xá”, ông Phùng Ngọc Sơn, Trưởng ban văn hóa xã Đông Lỗ cho biết. |
Tuấn Trung
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37