Năng suất lao động chỉ tăng, khi lương và thu nhập bảo đảm

Phân tích ảnh hưởng của tiền lương bình quân đến năng suất lao động trong nền kinh tế, tại Hội thảo: “Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam” diễn ra sáng 14/9, nhiều chuyên gia nhận định: 
neu luong dam bao se tang nang suat lao dong Lương tối thiểu Việt Nam đang tăng nhanh: Lợi hay hại?
neu luong dam bao se tang nang suat lao dong Tăng năng suất lao động: Không thể thiếu vai trò công đoàn

Tiền lương là nguồn thu nhập chính để duy trì và nâng cao đời sống cho bản thân người lao động (NLĐ), gia đình họ và tái sản xuất sức lao động của NLĐ. Khi đời sống NLĐ được đảm bảo, họ sẽ yên tâm làm việc và cố gắng làm việc hiệu quả, từ đó, năng suất lao động cũng sẽ tăng lên.

Kết quả khảo sát mới đây về việc làm, tiền lương, thu nhập và đời sống của NLĐ trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: Tiền lương cơ bản trung bình (làm việc đủ giờ theo quy định) của NLĐ là 4.480.000 đồng/tháng, tăng hơn so với khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2016 là 6,9%.

neu luong dam bao se tang nang suat lao dong
PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn trình bày tại Hội thảo.

Ngoài tiền lương cơ bản, NLĐ có thêm thu nhập từ tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp chuyên cần, thâm niên, trách nhiệm, kỹ năng, nhà ở, xăng xe, hỗ trợ đời sống… (không kể tiền ăn ca chủ yếu phục vụ trực tiếp). Các khoản này chiếm từ 20-25% thu nhập của NLĐ, tùy từng vùng.

Ngoài ra còn một số khoản khác như nuôi con nhỏ, hỗ trợ đời sống... nhưng số người được hưởng ít và số tiền không nhiều. Qua khảo sát, thu nhập của NLĐ (không kể ăn ca) theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, trung bình là 5.453.000 đồng/tháng.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ- Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, kết quả khảo sát cho thấy: Đánh giá mức độ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình NLĐ cho biết: 22,7% hài lòng; 52,4% tạm hài lòng; 24,9% không hài lòng. Đáng chú ý, NLĐ bức xúc về tiền lương, thu nhập và mong muốn được giải quyết chiếm 57,2%.

Trong đó, tỷ lệ này ở vùng I là 66,2%; vùng II là 60,0%; vùng III là 44,3% và ở vùng IV là 36,3%. PGS.TS Vũ Quang Thọ cũng cho biết, qua thống kê, tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình công, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến tiền lương, thu nhập và điều chỉnh lương tối thiểu. Cụ thể, có 54% NLĐ được khảo sát cho rằng tiền lương, tiền công của họ không được trả tương xứng với công sức bỏ ra.

Từ thực tế trên, PGS.TS Vũ Quang Thọ khuyến nghị: Chính phủ cần có lộ trình và chỉ đạo thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2018; giao cho cơ quan nhà nước (Tổng cục Thống kê) tính toán mức sống tối thiểu, định kỳ hàng năm công bố để các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm căn cứ thương lượng; xem xét tăng thêm thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia là các nhà nghiên cứu, có am hiểu về tiền lương, lương tổi thiểu để đảm bảo tính khách quan, khoa học.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền, cơ quan chức năng tiếp tục các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu, đảm bảo giá trị tiền lương thực tế của NLĐ, để việc tăng lương hàng năm có ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt, cần triển khai mạnh mẽ các biện pháp (hoặc ban hành Nghị quyết) thúc đẩy tăng năng suất lao động khu vực DN, giữ vững tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề vững chắc cho việc tăng tiền lương của NLĐ, tiến tới không cần làm thêm giờ vẫn đảm bảo mức lương đủ sống.

Phân tích thêm về ảnh hưởng của tiền lương bình quân đến năng suất lao động (NSLĐ) trong nền kinh tế, TS Trần Thị Minh Phương- Trường Đại học Lao động- Xã hội nhấn mạnh: Tiền lương phải được coi là sự đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho phát triển, là yếu tố quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tiền lương ở Việt Nam được đánh giá là khá thấp.

Từ thực tế trên, TS Phương cho rằng, chính sách tiền lương, thưởng trong DN để trả công cho NLĐ trong quá trình sản xuất phù hợp sẽ là động lực để thúc đẩy NSLĐ trong các DN. Việc trả lương thấp, thiếu công bằng, không dựa trên NSLĐ cá nhân có thể dẫn đến những xung đột giữa NLĐ và chủ sử dụng lao động và điều này ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong nền kinh tế.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Công nhân vẫn khó… có nhà!

Công nhân vẫn khó… có nhà!

(LĐTĐ) Khi hay tin từ Bắc tới Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động rất mừng. Nhưng đến nay, trong bối cảnh thu nhập giảm sút, giá nhà lại đang có xu hướng tăng cao… khiến giấc mơ có nhà để ở của công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiêp - chế xuất nói riêng, người lao động có thu nhập từ khá đến trung bình, thấp vẫn xa vời.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...
Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không”: Không hợp đồng lao động, không bảo hộ, không bảo hiểm xã hội, không được trang bị kiến thức an toàn vệ sinh lao động, được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Dự kiến, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dương sẽ trao tặng 10.000 phần quà cho đoàn viên (ĐV), công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xem thêm
Phiên bản di động