Năm 2019, báo cáo thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Căn cứ lộ trình phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để cập nhật, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. 
nam 2019 bao cao thong qua chu truong dau tu duong sat toc do cao Tàu "Cát Linh- Hà Đông" đang được vận chuyển về Hà Nội
nam 2019 bao cao thong qua chu truong dau tu duong sat toc do cao Ngày 1/10 sẽ chạy thử kỹ thuật tàu khách Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
nam 2019 bao cao thong qua chu truong dau tu duong sat toc do cao Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành hơn 94%
nam 2019 bao cao thong qua chu truong dau tu duong sat toc do cao
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Dự kiến, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ để xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.

Thủ tướng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định) có nội dung liên quan đến vấn đề khi nào Bộ Giao thông Vận tải đề xuất trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam với tốc độ khoảng 200 km/giờ để giải quyết bài toán giao thông ở Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ cho biết để đáp ứng nhu cầu vận tải, tăng cường sự kết nối giữa các thành phố lớn trên trục Bắc - Nam (nhất là việc kết nối hai trung tâm kinh tế lớn là thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) bằng hệ thống giao thông vận tải tốc độ cao, an toàn; đồng thời, phát triển hài hòa các phương thức vận tải; trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015) và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015).

Dự kiến lộ trình phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với các giai đoạn như sau:

Đến năm 2020, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như các đoạn Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.

Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn.

Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc -Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h.

Căn cứ lộ trình nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để cập nhật, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Dự kiến, Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Chính phủ để xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.

Đối với các ưu điểm của đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà đại biểu Quốc hội cung cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

Tin khác

Nỗ lực đưa đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội “cán đích”

Nỗ lực đưa đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội “cán đích”

(LĐTĐ) Ngày 24/5, thực hiện kế hoạch công tác của Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nhiệm thu công trình năm 2024, Hội đồng kiểm tra do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra và làm việc tại Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Về phía Hà Nội, có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 3: Chấm dứt để "hồi sinh"

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 3: Chấm dứt để "hồi sinh"

(LĐTĐ) Sau 6 năm trời loay hoay tìm phương án giải quyết, cuối cùng cơ quan chức năng cũng chấm dứt hợp đồng thi công dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Trung Lương với Công ty Yên Khánh và tìm nhà đầu tư mới. Với hành động này, hy vọng dự án "chết" sẽ được "hồi sinh"...
Sà lan va chạm với tàu nước ngoài, 9 container rơi xuống sông Đồng Nai

Sà lan va chạm với tàu nước ngoài, 9 container rơi xuống sông Đồng Nai

(LĐTĐ) Vụ va chạm giữa sà lan với tàu chở hàng khiến 9 container rơi xuống sông Đồng Nai.
Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 2: Động thái “lạ” từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 2: Động thái “lạ” từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

(LĐTĐ) Sai phạm tại dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Dư luận đặc biệt quan tâm đến hướng xử lý dứt điểm vụ việc để dự án tiếp tục triển khai, hoàn thành cũng như làm rõ và xử lý vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước TP.HCM, nhà đầu tư, kể cả ngân hàng tham gia tài trợ, cấp tín dụng cho dự án.
Nâng cao ý thức giao thông bắt đầu từ học sinh

Nâng cao ý thức giao thông bắt đầu từ học sinh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật bảo đảm an toàn giao thông học đường luôn được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng. Thực tế cho thấy, dù thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhưng hiện có không ít các mô hình tuyên truyền hay và hiệu quả, góp phần giúp học sinh nâng cao ý thức bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời, xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.
Luật hóa việc đấu giá biển số xe là cần thiết

Luật hóa việc đấu giá biển số xe là cần thiết

(LĐTĐ) Theo ông Lê Tấn Tới, việc luật hóa quy định của Nghị quyết số 73/2022/QH15 vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là rất cần thiết. Việc mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe mô tô là phù hợp với nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân muốn có biển số xe theo ý thích.
Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Khởi công rầm rộ rồi “đắp chiếu”

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Khởi công rầm rộ rồi “đắp chiếu”

(LĐTĐ) Khởi công rầm rộ nhưng rồi chỉ sau thời ngắn, dự án BOT nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương “bỗng dưng” ngưng trệ, “đắp chiếu” suốt 6 năm nay. Điều này đã kéo theo nhiều hệ luỵ mà cho đến bây giờ các cơ quan, ban ngành ở TP.HCM vẫn đang loay hoay tìm phương án giải quyết.
Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.
Gần 4,5 tỷ USD làm cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

Gần 4,5 tỷ USD làm cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

(LĐTĐ) Dự án cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn dự kiến có tổng vốn đầu tư hơn 113.500 tỷ đồng (khoảng 4,458 tỷ USD vào thời điểm đề xuất năm 2024), thực hiện trong thời gian 22 năm.
TP.HCM: Những hình ảnh nơi "đại bản doanh" điều khiển 17 đoàn tàu metro số 1

TP.HCM: Những hình ảnh nơi "đại bản doanh" điều khiển 17 đoàn tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau nhiều năm khởi công xây dựng, depot Long Bình, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã hoàn thiện cơ bản các hạng mục, và dự kiến vận hành thương mại trong cuối năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động