Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành hơn 94%
Hợp long tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông | |
Bao giờ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hoạt động? |
Ngày 19/7, báo cáo tại buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT về Dự án trên cao đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông Lê Kim Thành cho biết, một trong những vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ Dự án chính là thiếu vốn.
Một nhà ga nằm trong dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được hoàn thiện. Ảnh: Phạm Hùng |
Cụ thể, theo ông Lê Kim Thành, Hiệp định vay bổ sung 250 triệu USD đã được ký kết ngày 11/5 nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Để hoàn thiện các thủ tục hiệu lực cho khoản vay, Bộ Tài chính đã gửi Bộ Tư pháp thư của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam cho ý kiến đối với mẫu ý kiến pháp lý. Bộ GTVT sau đó cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính hỗ trợ các thủ tục cho khoản vay bổ sung này.
Ngày 16/6/2017, Bộ Tư pháp và China Eximbank đã họp, tuy nhiên các bên vẫn chưa thống nhất ý kiến. “Để Dự án hoàn thành theo kế hoạch, dự kiến đưa vào khai thác thương mại trong quý I/2018, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đề nghị Bộ GTVT có văn bản báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để thống nhất với Eximbank Trung Quốc, ký hợp đồng vay vốn và triển khai giải ngân trong tháng 7/2017 cho Dự án” - ông Thành kiến nghị.
Được biết đến nay, Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành hơn 94% khối lượng xây lắp, trong đó phần hạ tầng chạy tàu đã cơ bản hoàn thành. Về mua sắm thiết bị và đoàn tàu, hiện tại đã đóng xong 13 đoàn tàu tại Bắc Kinh và chuyển 1 đoàn tàu trưng bày tại ga La Khê.
Sau khi nghe các Thứ trưởng và lãnh đạo các đơn vị có ý kiến về Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông; Xây dựng cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông và mở rộng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu các Thứ trưởng phụ trách Bộ kiến nghị với Chính phủ thúc đẩy nhanh việc giải ngân cho Dự án.
"Vì nếu chậm giải ngân thì phần thiệt thòi sẽ là Tổng thầu Trung Quốc, chứ không phải phía Việt Nam. Quan điểm của Bộ GTVT là với vị trí cơ quan quản lý Ngành của Chính phủ, Bộ GTVT luôn tạo điều kiện tốt nhất và hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ngành GTVT, tuy nhiên tất cả phải trên lợi ích có lợi của đôi bên, theo đúng pháp luật quy định và các điều khoản của Hợp đồng đã ký kết", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh.
Đối với Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu các đơn vị liên quan, nhất là Cục QLXD&CL CTGT khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Bộ GTVT là thực hiện rà soát, phê duyệt điều chỉnh dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về số liệu báo cáo; chủ động cân đối trong kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ GTVT để bổ sung phần vốn còn thiếu cho dự án sau khi điều chỉnh.
“Bên cạnh đó, các đơn vị phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về vốn đối với Hàn Quốc; bổ sung khối lượng cụ thể đối với các gói thầu cho từng nhà thầu để tạo thuận lợi cho việc triển khai Dự án theo kế hoạch”, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa chỉ đạo.
Được biết, Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (có điểm đầu tại Km02+104.11 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt-TP.Cần Thơ (được kết nối với điểm cuối gói thầu CW3B thuộc Dự án xây dựng cầu Vàm Cống); điểm cuối tại Km53+279 thuộc địa bàn huyện Châu Thành-tỉnh Kiên Giang (kết nối với Dự án tuyến tránh Rạch Giá đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2014).
Việc kịp thời đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Dự án sớm hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Nam Bộ và của cả nước.
Liên quan đến Dự án trọng điểm xây dựng cao tốc Bắc Nam nhánh phía Đông, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu các cơ quan nhanh chóng tiến hành các nội dung, nhiệm vụ theo chủ trương mà Quốc hội đã cho ý kiến.
"Đặc biệt lưu ý đến thời hạn của từng khâu, từng quy trình trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Khâu nào, việc nào gửi đến cơ quan nào ngoài Bộ phải rõ ràng, lưu ý đúng hạn, có thế mới đẩy nhanh được tiến độ Dự án", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu.
Theo Khang Nhi/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15