Nâng cao ý thức giao thông bắt đầu từ học sinh
Phải xử nghiêm, phạt nặng! Chống ùn tắc giao thông: Giải quyết "tắc nghẽn" từ ý thức người dân |
Vấn đề nan giải
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn với bất cứ ai, gia đình và xã hội nào. Tuy nhiên, vì sự bất cẩn nhỏ trên đường là tai nạn giao thông có thể xảy ra. Hiện nay, tình hình trật tự, an toàn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh đang diễn ra phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và để lại những hậu quả nặng nề.
Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên. Thực trạng này rất đáng lo ngại, diễn ra phổ biến tại nhiều trường học, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2024, Cảnh sát giao thông toàn Thành phố đã xử lý 1.615 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh, tạm giữ 747 phương tiện các loại, riêng vi phạm không đội mũ bảo hiểm phạt hơn 1.000 trường hợp.
Chương trình “Vì an toàn giao thông Thủ đô” góp phần tích cực trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Tại một số trục giao thông như Quang Trung (Hà Đông), Quốc lộ 21B, đoạn qua địa phận huyện Thanh Oai… có thể dễ dàng bắt gặp những thanh thiếu niên còn khoác áo học sinh chở 3, chở 4, không đội mũ bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách.
Đáng lo ngại hơn, vào khung giờ đưa đón học sinh, nhiều phụ huynh cũng thể hiện sự thiếu gương mẫu khi tham gia giao thông. Theo quy định của pháp luật, trẻ em từ 6 tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy. Thế nhưng, rất ít phụ huynh thực hiện nghiêm quy định này. Qua ghi nhận, nhiều phụ huynh đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, thậm chí vượt đèn đỏ... Những hành vi kể trên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn.
Có thể thấy, tình trạng mất an toàn giao thông ở đối tượng học sinh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như nhận thức của phụ huynh, ý thức của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc giáo dục thanh thiếu niên về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tham gia giao thông văn minh... ở nhà trường và toàn xã hội còn chưa đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt lo ngại hơn cả là do xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo và sự thiếu trách nhiệm của không ít bậc phụ huynh khi tự tay giao cho con em mình những phương tiện chưa thể điều khiển một cách an toàn.
Đa dạng các hoạt động tuyên truyền
Thực tế cho thấy, việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh đến trường phải là việc làm thường xuyên, liên tục. Để làm tốt công tác này, vấn đề cần quan tâm, thực hiện là tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong mỗi học sinh. Muốn vậy, giải pháp cốt lõi vẫn là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Tại Hà Nội, công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông được chú trọng. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiện có không ít các mô hình tuyên truyền hay và hiệu quả, góp phần giúp học sinh nâng cao ý thức bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời, xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.
Một trong những hình thức truyền thông tích cực trên địa bàn Thành phố không thể không kể đến đó là Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" của Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an Thành phố, Sở GTVT Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội…
Tại hội nghị tổng kết chương trình, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi cho biết, Đây là năm thứ 13 Báo Kinh tế & Đô thị được Thành phố giao chủ trì tổ chức Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" và là năm đầu tiên tổ chức song hành hai hình thức thi gồm: trắc nghiệm và thi viết. Cuộc thi không chỉ có hiệu ứng rất tích cực, nâng cao nhận thức, ý thức đối với học sinh, sinh viên mà còn lan tỏa thông điệp tham gia giao thông ý thức và trách nhiệm đến đông đảo tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Hơn nữa Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” còn góp một phần rất tích cực xây dựng văn hoá, văn minh của người Hà Nội.
Chia sẻ về hiệu quả của chương trình “Vì an toàn giao thông Thủ đô”, em Nguyễn Thu Phương - học sinh Trường THPT Trương Định, quận Hoàng Mai cho biết, trong các buổi chào cờ và sinh hoạt trên lớp, học sinh trong trường đều được thầy cô tuyên truyền về an toàn giao thông. Việc tuyên truyền định kỳ như vậy rất quan trọng, góp phần trực tiếp giúp tăng cường kỹ năng, kiến thức khi tham gia giao thông.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng đến đảm bảo an toàn giao thông ngay từ trong các trường học trên địa bàn Hà Nội đã và đang mang lại hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác này, thời gian tới các cấp, các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp; đồng thời để xây dựng văn hóa giao thông cũng không thể thiếu vai trò của gia đình. Các bậc phụ huynh cũng cần nêu cao tinh thần chấp hành pháp luật về giao thông, vun bồi văn hóa giao thông cho con trẻ. |
Em Dương Ngọc Hiếu - học sinh Trường THCS Tân Mai, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Mỗi thứ 7 hằng tuần trường sẽ có buổi tuyên truyền về pháp luật an toàn giao thông. Việc phổ biến rất hữu ích đối với chúng em. Là học sinh khi tham gia giao thông tay lái còn non dễ gây ra tai nạn, việc phổ biến kiến thức giúp chúng em tham gia giao thông an toàn hơn. Khi tham gia cuộc thi chúng em được tìm hiểu nhiều về luật an toàn giao thông. Em mong chương trình ngày càng phố biến để mọi người dân đều có thể tham gia và chấp hành tốt luật giao thông để xã hội tốt đẹp hơn”.
Ngoài công tác tuyên truyền, hiện Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội cũng đang triển khai thí điểm bảo đảm an toàn giao thông cổng trường học đã đạt được kết quả tích cực. Qua ghi nhận, quá trình thí điểm các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông) và cụm trường học Sài Sơn (huyện Quốc Oai) đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Giao thông tại các khu vực cổng trường này đã an toàn hơn so với trước đây.
Trong thí điểm các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường, Sở GTVT Hà Nội đã mở rộng vỉa hè, tạo lối đi bộ thông thoáng cho học sinh. Đồng thời thiết kế lối đi bộ nổi và đảo giao thông kết hợp điểm trú chân cho người đi bộ sang đường tại khu vực cổng trường học; tổ chức sắp xếp vị trí đỗ xe cho phụ huynh học sinh cũng là một giải pháp tạo sự ngăn nắp, trật tự cho khu vực cổng trường học…
Rõ ràng, việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng đến đảm bảo an toàn giao thông ngay từ trong các trường học trên địa bàn Hà Nội đã và đang mang lại hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác này, thời gian tới các cấp, các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp; đồng thời để xây dựng văn hóa giao thông cũng không thể thiếu vai trò của gia đình. Các bậc phụ huynh cũng cần nêu cao tinh thần chấp hành pháp luật về giao thông, vun bồi văn hóa giao thông cho con trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Tin khác
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông
Giao thông 19/11/2024 17:46
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?
Giao thông 19/11/2024 07:56