Ngày 1/10 sẽ chạy thử kỹ thuật tàu khách Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành hơn 94% |
Theo ông Đường Hồng, dự án bắt đầu triển khai năm 2011 nhưng đến hết năm 2014 mới cơ bản giải phóng xong để có mặt bằng sạch cho Tổng thầu tiến hành triển khai. Đến năm 2016, nhà thầu đã hoàn thành 70% việc xây dựng kết cấu cơ bản. Mặc dù, gặp rất nhiều khó khăn từ khâu giải phóng mặt bằng; quá trình đàm phán giữa các bên liên quan cũng như việc chậm giải ngân nguồn vốn, nhưng đến nay dự án đã hoàn thành 95% khối lượng xây lắp. Các thiết bị đã chuyển về Việt Nam đạt 60% và khâu lắp đặt thiết bị hoàn thành được trên 40%. Trong những tháng tới, các nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu, điện tử, hoàn thiện xây lắp các nhà ga.
Toa tàu thi công dự án đang tiến hành chạy thử từ Ga Cát Linh đến Ga Láng trưa 28/9 (ảnh L.H) |
Đại diện Tổng thầu nói, để hoàn thành tiến độ trên, ngoài sự đôn đốc của các cơ quan chức năng, bản thân tổng thầu phải ứng số vốn lưu động lên đến trên 60 triệu USD để trả cho các nhà thầu. Vì hiện tại nguồn vốn tạm ứng cho việc thi công vẫn chưa đủ. Tuy vậy, đại diện Tổng thầu cho hay, nếu đơn vị có bỏ ra bao nhiêu vốn lưu động để tạm ứng cho việc triển khai dự án cũng không bằng việc đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn vay để Tổng thầu đẩy nhanh tiến độ.
Hệ thống đường ray chụp đoạn trên phố Hoàng Cầu (ảnh L.H) |
Ồng Đường Hồng cho hay, vào ngày 1/10/2017 tới sẽ cho tiến hành chạy thử đầu tầu để kiểm tra kỹ thuật. Nếu không bị vướng mắc, khoảng 1/4/2018 sẽ vận hành thử toàn hệ thống đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông. Và theo thông lệ khoảng 6 tháng sau khi chạy thử sẽ chính thức đưa vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, 6 tháng hay thời gian chạy thử kéo dài hơn còn phụ thuộc vào năng lực vận hành của các kỹ sư, người lao động…
Bên trong Ga Láng đang đẩy nhanh việc hoàn thiện (ảnh L.H) |
Mục tiêu đề ra là như vậy, tuy nhiên đại diện Tổng thầu cho hay mấu chốt quan trọng hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải ngân nguồn vốn; đặc biệt là gói tín dụng bổ sung trị giá 250 triệu USD mà Việt Nam mới vay của Trung Quốc. “Nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ quan chức năng của hai nước, với Tổng thầu chỉ đợi giải ngân nhanh nguồn vốn để hoàn thiện dự án. Hiện dự án đang vào giai đoạn nước rút. Mặt bằng dưới đã giao cho UBNDTP Hà Nội và chính quyền Thành phố đã cho triển khai hệ thống cây xanh”- ông Đường Hồng nói.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34