Có nên giấu bằng khi xin việc?

Hiện nay không ít người có trong tay bằng cấp khá giỏi nhưng lại không thể tìm được việc làm. Thậm chí, nhiều người phải giấu bằng cấp để tìm một công việc phổ thông với mức lương ít ỏi đang là thực tế hiện nay.
Bằng giỏi là điều kiện cần chứ chưa đủ khi xin việc

Khổ vì bằng cấp

Chia sẻ về câu chuyện nhiều cử nhân, thạc sĩ, rồi cả tiến sĩ đã giấu bằng cấp của mình để xin đi làm công nhân, lao động phổ thông để thoát cảnh thất nghiệp, ông Ngô Tấn Vũ Khanh - nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý của ĐH Soongsil (Hàn Quốc) kể: “Tôi có một người bạn thân sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP HCM loại giỏi, đã học lên thạc sĩ cơ khí. Nhưng sau khi rinh cái bằng thạc sĩ cơ khí đi xin việc 3-4 tháng không tìm được việc, cuối cùng anh ấy quyết định cầm tấm bằng đại học đi xin việc thì chỉ sau có 3 tuần là có một công việc khá ổn định, hiện đang là trưởng một bộ phận cơ khí của công ty đó”.

Thế nhưng không phải trường hợp nào giấu bằng cấp cũng có được một cái kết như mong muốn. Ông Ngô Tấn Vũ Khanh dẫn chứng trường hợp khác: “Một người bạn khác cùng học tiến sĩ với tôi sau khi học xong thì xin việc ở Intel Việt Nam, chuyên ngành điện tử công nghiệp. Không hiểu vì lý do gì lúc xin việc thì chỉ khai là có bằng thạc sĩ. Làm việc được 1- 2 năm đang là trình 5 (lev 5) thì công ty tiếp nhận 1 anh tiến sĩ về làm việc với mức lương hơn bạn tôi một bậc. Thế là bạn tôi công khai bằng tiến sĩ của mình ra nhằm mong muốn tăng lương. Nhưng trái lại, lương không những không tăng mà anh còn bị quy vào gian dối trong khai bằng cấp”. Một câu hỏi đặt ra, phải chăng vì bằng cấp quá cao không phù hợp với công việc họ xin ứng tuyển hay chủ sử dụng lao động ngại trả mức lương cao cho người có bằng cấp cao?

Có nên giấu bằng khi xin việc?
Ảnh minh họa

Nhìn nhận về vấn đề này, bà Thanh Nguyễn – CEO Cty Anphabe cho biết: “Qua làm việc với các DN tôi thấy những người đầu tư thời gian dài cho việc học hành, khi đã có được bằng cấp mong muốn thì họ đã ở độ tuổi tương đương với người ở tầm quản lý trong DN. Vì vậy, khi đi xin việc, họ thường mong muốn có một thu nhập tương đương với người cùng độ tuổi với mình nhưng những gì họ đóng góp không tương xứng với kỳ vọng của DN. Nghịch lý là ở chỗ, người có bằng cấp thường thiếu kinh nghiệm quản lý và người quản lý tuy có kinh nghiệm nhưng không có nền tảng kiến thức như người có bằng cấp. “Mỗi bên đều có ưu và khuyết nhưng đặt lên bàn cân thì rõ ràng người có chuyên môn vừa phải nhưng sở hữu kinh nghiệm quản lý tốt vẫn được doanh nghiệp chú trọng hơn vì những kỹ năng họ tích lũy được vẫn cần thiết hơn là lý thuyết suông. Do đó, hiện tượng một số người có bằng cấp cao như thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài vẫn không xin được việc, thậm chí phải giấu bằng để có thể tìm được việc là biểu hiện cho khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động, nhất là phân khúc cấp cao”- bà Thanh nhìn nhận.

Bà Thanh Nguyễn – CEO Công ty Anphabe khuyến cáo: Để hạn chế tình trạng này, người lao động cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng trước khi quyết định đầu tư cho việc học cao hơn, và cần nhất quán con đường mình đã chọn. Đồng thời, cần tìm hiểu rõ về đặc thù ngành, nghề mình muốn tham gia để đưa ra những quyết định đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện của bản thân lẫn nhu cầu của thị trường lao động.

Cần định hướng nghề nghiệp tốt

Một người có bằng cấp cao không có nghĩa đó là người tài, người có năng lực mà đó mới chỉ là dấu hiệu của một người có năng lực. Người tài phải là người làm việc có năng suất, hiệu quả hơn người khác, tạo ra giá trị mới chứ không phải là người chỉ có kiến thức. “Nếu ai học cao mà cũng đều giỏi, giúp ích cho đơn vị mình công tác, thì Việt Nam với hơn 9.000 giáo sư phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ (thống kê đầu năm 2012) sẽ làm nên chuyện lắm đó”- ông Ngô Tấn Vũ Khanh nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Hảo Nguyễn - trưởng phòng Phát triển kinh doanh ĐH Scandinavia (Đan Mạch) cho rằng: “Kinh nghiệm đã từng làm việc là yếu tố quan trọng để có một công việc, bằng cấp có được là khẳng định kiến thức và tư duy suy luận của một cá nhân đã được nâng cấp như thế nào, kết hợp hai yếu tố này nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm. Lấy các dẫn chứng thực tế là những tập đoàn lớn như BAT, CitiGroup (Mỹ) và các tổ chức đa quốc gia vẫn đang tiến hành săn ứng viên đã có bằng MBA hoặc cao hơn để đào tạo trở thành các nhà quản lý trong tương lai (lương chắc chắn cao sau khi được đào tạo) và các tổ chức này thường có tầm nhìn chiến lược từ 15 - 20 năm”.

Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng nhân sự, ông Nguyễn Minh Toàn- cán bộ nhân sự của Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Group) cho hay: “Phần nhiều DN họ cần người có kinh nghiệm làm việc chứ không hẳn cần người có nhiều bằng cấp, hoặc bằng cấp cao. Còn riêng về phần kinh nghiệm bản thân trong khâu chọn hồ sơ phỏng vấn, thì học vấn bằng cấp luôn là phần tôi xem sau cùng. Chủ yếu là người đó PR tốt bản thân về mặt kinh nghiệm làm việc đã kinh qua và mô tả chi tiết công việc đã từng làm”.

Thái Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Hơn 1.600 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

Hơn 1.600 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Ngày 25/5, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2024.
Phát triển nhân lực chất lượng cao Vùng Đông Nam Bộ

Phát triển nhân lực chất lượng cao Vùng Đông Nam Bộ

(LĐTĐ) Nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đang chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để đón các tập đoàn lớn trên thế giới về “xây tổ”.
Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) 31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất... Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao.
Gắn kết đào tạo với sử dụng nhân lực

Gắn kết đào tạo với sử dụng nhân lực

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 là ngày hội có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với hơn 11.000 người tham dự. Đây là dịp để trường nghề, doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ, qua đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024

Sôi nổi Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 12/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh phối hợp tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Cú hích thúc đẩy phát triển thị trường lao động tại quận trung tâm của Thủ đô

Cú hích thúc đẩy phát triển thị trường lao động tại quận trung tâm của Thủ đô

(LĐTĐ) Sự đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024 phù hợp với nhu cầu tìm việc của người lao động địa phương, qua đó tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
TP.HCM: Hàng nghìn việc làm chờ đón hơn 5.000 sinh viên sắp ra trường

TP.HCM: Hàng nghìn việc làm chờ đón hơn 5.000 sinh viên sắp ra trường

(LĐTĐ) Ngày 10/5, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM (YES Center) tổ chức "Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2024.
Cơ hội gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Cơ hội gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của GDNN; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, đồng thời với tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

(LĐTĐ) Ngày 12/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động