Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất... Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước “Giữ chân” nhân tài cho Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, lợi ích hấp dẫn

Vẫn thiếu khoảng trống nhân lực dẫu “cung- cầu” gắn kết

Thông tin trên được chia sẻ tại “Ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động năm 2024", do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan vừa tổ chức mới đây.

Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao
Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề tại Ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động năm 2024

Theo Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Bạch Liên Hương, việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, giữa đào tạo và việc làm nhằm giảm khoảng cách, và thực hiện hiệu quả mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, giảm chi phí đào tạo lại, tăng năng lực cạnh tranh. “Đây là một giải pháp đột phá hữu hiệu để đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện của giáo dục nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề”, bà Hương cho biết. Thông qua mối quan hệ gắn kết đó cũng giúp nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Lê Phương - Phó Tổng Giám đốc đối ngoại Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast, cho biết tại thời điểm này các doanh nghiệp đang rất khát nhân lực cho quá trình phát triển công nghệ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao và liên kết với các chương trình đào tạo của các trường để tạo ra đội ngũ có thể sử dụng được ngay. Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ, công nghiệp, ông Phương nói, VinFast thấu hiểu việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đã có những bứt phá mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất đã đầu tư hệ thống dây chuyền, máy móc hiện đại.

Theo ông Phương, từ thực tế đó, Công ty luôn không ngừng thu hút, tuyển dụng nhân sự, học viên để tham gia đào tạo, huấn luyện, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư ô tô hàng đầu thế giới. Điều này đã giúp đơn vị chủ động được nguồn lao động và nâng cao năng lực sản xuất.

Hiện mức độ tự động hóa tại các nhà máy của VinFast lên đến 90%, do đó, ông Phương cho biết từ năm 2023 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và đào tạo với hàng nghìn học viên để đáp ứng cho quá trình này. “Thông qua việc đào tạo, chúng tôi không yêu cầu các bạn cam kết sau này phải làm việc cho VinFast mà còn mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho ngành ô tô Việt Nam”, ông Phương nhấn mạnh.

Chú trọng nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhân lực chất lượng cao

Thống kê của Sở LĐTBXH Hà Nội cho thấy, hiện Thành phố có hơn 300 cơ sở có hoạt động GDNN. Năm qua, Thành phố đã tuyển sinh đào tạo cho 246.100 lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,23%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 52,53%.

Đến nay, các cơ sở GDNN trên địa bàn đã hợp tác với gần 1.000 lượt doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức, giải pháp, hoạt động gắn kết với doanh nghiệp như: Tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; tuyển dụng học sinh, sinh viên vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; đặt hàng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên, người lao động; hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, kinh phí cho các cơ sở trong quá trình đào tạo…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn tham gia xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình ở các trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, trong đó có xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao…Đáng nói là các mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường ngày càng đa dạng, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và cho hiệu quả cao hơn.

Với những hiệu quả thấy rõ, thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp, trong đó có việc thường niên tổ chức Hội nghị gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động. Năm 2024 là năm thứ 5 Ngày hội được tổ chức, có quy mô lớn nhất trong các lần tổ chức trước đây, với khoảng 11.000 người trực tiếp tham dự, bao gồm 54 cơ sở GDNN trực tiếp tham gia tư vấn tuyển sinh, trình diễn kỹ năng nghề tại 73 gian hàng.Khoảng 8.000 học sinh năm cuối cấp tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tại 24 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh.

Ngày hội diễn ra các hoạt động chính gồm: Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề cho học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; khởi động hợp tác đào tạo giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp năm 2024; trình diễn kỹ năng nghề thuộc các nhóm nghề du lịch, dịch vụ nhà hàng; chăm sóc sắc đẹp; công nghệ ô tô...Trong khuôn khổ ngày hội còn diễn ra phiên giao dịch việc làm, với sự tham gia của 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 3.000 chỉ tiêu lao động.

Theo Sở LĐTBXH Hà Nội, năm 2024, lĩnh vực GDNN, giải quyết việc làm của Thành phố đặt mục tiêu tuyển sinh và đào tạo cho 235.000 lượt người (cao đẳng 26.000, trung cấp 30.000, sơ cấp và dưới 3 tháng 179.000).Thành phố cũng phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào đạt 74,2%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 54%; giải quyết việc làm mới cho 165.000 lao động. Và Ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động là một trong nhiều hoạt động do Sở LĐTBXH tổ chức để thực hiện các mục tiêu nói trên, cũng như hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng GDNN, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Cung - cầu lao động trên địa bàn Thủ đô tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc

Cung - cầu lao động trên địa bàn Thủ đô tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc

(LĐTĐ) Do nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh, dự báo trong quý III/2024 và những tháng cuối năm, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; vận tải - kho bãi; công nghiệp chế biến, chế; du lịch, lưu trú ăn uống…
Xem thêm
Phiên bản di động