Chữa bệnh cứu người nhờ... công nghệ số

Lâu nay, bốn thủ pháp thăm khám cổ điển là nhìn, sờ, gõ, nghe thể hiện sự tiếp xúc trực tiếp giữa bác sĩ và người bệnh. Thế nhưng, gần đây, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã thúc đẩy sự chuyển dịch của một mô hình mới, đó là khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) dựa trên nền tảng công nghệ số.
Bộ Y tế khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa Kích hoạt Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Đẩy mạnh hình thức tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Qua đó, đã mở ra cơ hội cho bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các giáo sư đầu ngành và y, bác sĩ tuyến dưới cũng được nâng cao tay nghề, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa y tế các tuyến.

Chữa bệnh cứu người nhờ... công nghệ số
Việc hội chẩn trực tuyến giúp các y, bác sĩ thuận tiện hơn trong việc phát hiện, cứu chữa người bệnh.

Tạo ra những kỳ tích…

Khác với những mùa xuân trước, xuân năm nay với gia đình bé N.T.T.V. (5 tuổi ở tỉnh Phú Thọ) thật đặc biệt và ý nghĩa. Bởi lần đầu tiên kể từ khi V. chào đời, họ mới được chứng kiến bé có thể chạy nhảy, hát múa, cười đùa như bao đứa trẻ bình thường.

Cách đây 6 tháng, cô bé 5 tuổi, cân nặng 12,5kg này chỉ chạy, nhảy được vài phút là mệt, thở dốc và nghe rõ tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực. V. được phát hiện có lỗ thông liên thất từ khi 1 tháng tuổi. Những năm đầu đời, em chậm tăng cân, liên tục bị viêm phổi và viêm phế quản tái diễn nhiều lần. Cuộc sống của em và mẹ có lẽ gắn với bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Thế nhưng, sau cuộc phẫu thuật tim hở từ xa, kết nối giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Tim Hà Nội qua hệ thống Telehealth, dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội vào tháng 8-2020, V. đã khỏe mạnh trở lại và được đến trường.

Nhớ lại thời điểm trước khi ca mổ diễn ra, mẹ của V. chia sẻ: "Thời điểm đó, chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Lo lắng vì trước đó nhiều người khuyên gia đình nên đưa bé xuống Hà Nội để các chuyên gia, giáo sư phẫu thuật trực tiếp sẽ tốt hơn. Với quãng đường 100km từ nhà đến bệnh viện, việc đi lại, chăm sóc quá trình con trị bệnh sẽ mệt mỏi và tốn kém. May mắn, con đã được các chuyên gia hàng đầu ở Hà Nội hỗ trợ điều trị ngay tại quê nhà, không phải đi lại xa xôi...".

Giống với gia đình bé V., Tết năm nay, gia đình chị L.T.N. (ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) có thêm thành viên mới, đó là một bé trai khỏe mạnh, bụ bẫm được gần 6 tháng tuổi. Bé trai này được ví như một kỳ tích trong khám, chữa bệnh từ xa giữa Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Nhớ lại khi “đẻ rơi” trên xe taxi vào tháng 9-2020, chị L.T.N. kể, khi đang mang thai ở tuần thứ 28, chị có dấu hiệu chuyển dạ. Trên quãng đường tới bệnh viện, chị N. bất ngờ sinh non, bé trai chỉ nặng 1,1kg, sức khỏe rất yếu, suy hô hấp, phổi thông khí kém… và cơ hội sống chỉ còn 40%. Xác định đây là ca bệnh khó và phức tạp, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu lập tức xin hội chẩn từ xa với các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nhờ được hướng dẫn cụ thể về phác đồ điều trị cho trẻ sinh non từ những người thầy của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã giành lại sự sống cho bệnh nhi.

Nếu cách đây khoảng 5-6 năm, những trường hợp này ở tuyến dưới đều không cứu được, thì nay mọi chuyện đã khác. Bác sĩ Phạm Hồng Tươi, Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu chia sẻ: “Từ khi có hội chẩn trực tuyến, tôi và các đồng nghiệp tự tin hơn. Không chỉ cứu sống được nhiều bệnh nhân ngay tại địa phương, không phải chuyển lên tuyến trên, mà trình độ của các y, bác sĩ tuyến dưới cũng được nâng lên”,

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ khi tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức kể về trường hợp một người dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên bị chấn thương sọ não, tình trạng bệnh nhân xấu đi, máu còn tụ lại ở một vị trí khác trong não. Ngay lập tức, qua hệ thống Telehealth, nhờ sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, lần đầu tiên, các y, bác sĩ của tỉnh Điện Biên đã thực hiện thành công một ca phẫu thuật sọ não khó như vậy.

“Trường hợp này, nếu đưa bệnh nhân từ Điện Biên về Hà Nội với quãng đường hơn 600km, thì bệnh nhân không có cơ hội sống sót. Trong khi chỉ cần 30 phút hội chẩn từ xa, chúng ta đã cứu sống người bệnh. Telehealth sẽ tạo ra nhiều kỳ tích như thế với nền y tế Việt Nam”, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang tin tưởng.

Chữa bệnh cứu người nhờ... công nghệ số

Nâng niềm tin của người dân vào hệ thống y tế

Chính thức khởi động từ tháng 6-2020, đến hết năm 2020, Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 đã kết nối được khoảng 1.500 điểm cầu trên cả nước. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 (Bộ Y tế) cho biết, không phải bây giờ ngành Y tế nước ta mới triển khai Telehealth, mà đã làm cách đây cả chục năm.

Thời điểm đó, việc kết nối y tế giữa các tuyến thông qua điện thoại, sau đó hiện đại hơn là qua cầu truyền hình. Chỉ khi công nghệ Telehealth được triển khai, các bác sĩ đầu ngành cách xa hiện trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ki lô mét, mà vẫn có thể như đứng trực tiếp trong phòng mổ.

Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, cùng với các thầy thuốc trực tiếp chiến đấu, giành giật sự sống bên giường bệnh, thì sự chi viện của các thầy thuốc giỏi ở mọi miền đất nước qua hệ thống Telehealth cũng vô cùng quan trọng, góp phần vào việc điều trị thành công cho các bệnh nhân nặng, như: Bệnh nhân Covid-19 thứ 19 (64 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) và bệnh nhân 91 - phi công người Anh. Quan trọng hơn, niềm tin của người dân vào hệ thống y tế Việt Nam được nâng lên.

“Không chỉ dừng lại ở đó, Telehealth còn giúp y tế Việt Nam kết nối với thế giới, từ đó chất lượng vươn cao, vươn xa hơn… Dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức, song chúng tôi sẽ nỗ lực và tiếp tục hoàn thiện”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu, để mô hình khám, chữa bệnh từ xa ngày càng phát triển cần có sự quyết tâm của tất cả cơ sở y tế. Nếu chỉ có bệnh viện tuyến trên tích cực, còn bệnh viện tuyến dưới hoạt động theo hình thức, tham gia cho có thì sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí, khi tham gia Telehealth, bệnh viện chỉ muốn khoe mình làm tốt, thì mô hình khám, chữa bệnh từ xa sẽ không có ý nghĩa. Trong khi trên thực tế, nếu triển khai thực hiện tốt mô hình khám, chữa bệnh từ xa sẽ nâng cao vị thế của bệnh viện tuyến dưới, giúp người bệnh yên tâm ở lại địa phương điều trị, không phải vượt tuyến.

Để lan tỏa và phát triển bền vững các hoạt động của Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện tuyến trên duy trì các buổi hội chẩn hằng tuần với bệnh viện tuyến dưới. Mặt khác, bệnh viện tuyến trên tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hội thảo từ xa để nhiều bệnh viện tuyến dưới cùng tham gia. Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các cơ chế tài chính, danh mục kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật..., nhằm thực hiện thành công đề án, phục vụ người dân ngày một tốt hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

Theo Xuân Lộc/ Hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/991066/chua-benh-cuu-nguoi-nho-cong-nghe-so

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 6 và 7/5/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, chiều 8/5, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và mang đến những trải nghiệm mới lạ, thú vị cho du khách, Vườn quốc gia Cúc Phương đã chính thức mở tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm từ ngày 4/5/2024.
Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

(LĐTĐ) Thông qua phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”, nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì đã tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Các chị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, quản lý Nhà nước, giáo dục và đào tạo,...
Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

(LĐTĐ) Ngày 08/5/2024, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ hợp tổ chức chương trình Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Trang trọng ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh

Trang trọng ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Cơ quan Sở Giao thông vận tải, ngày 8/5, tại Hà Nội, Công đoàn Ngành phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh; Sinh hoạt chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngành Giao thông vận tải” nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 8/5, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, chương trình “Hát cho công nhân nghe và nghe công nhân hát”, tập huấn công tác ATVSLĐ.

Tin khác

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động