Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động? Tạo điều kiện để người lao động phát huy sáng kiến, sáng tạo Chuyên gia phổ biến cách bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc

Vai trò quan trọng của tư thế làm việc

Trước đây, khi thiết kế hệ thống làm việc, các yếu tố máy, thiết bị, sản phẩm được lấy làm trung tâm của hệ thống, người lao động buộc phải thích nghi với các yếu tố này và họ đã phải sử dụng các tư thế làm việc không phù hợp với tự nhiên trong một thời gian dài như kiễng chân, cúi vặn người, nâng vật nặng quá tải, thời gian ở một tư thế quá lâu, hoặc lặp lại liên tục... dẫn tới nguy cơ rối loạn cơ xương và mắc các chứng bệnh liên quan đến rối loạn cơ xương nghề nghiệp.

Trong thời gian qua ở Việt Nam, các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm làm thế nào để người lao động không bị tai nạn lao động, vì khi người lao động bị tai nạn lao động, các chủ doanh nghiệp phải bỏ ra ngay một số tiền lớn để chữa trị, thuốc men…

Trong khi đó, tư thế làm việc sai dẫn đến các bệnh nghề nghiệp liên quan đến cơ xương khớp thì chủ doanh nghiệp lại không quan tâm, cho đó là việc của người lao động phải tự giải quyết. Đây quả thực là một vấn đề rất lớn.

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động là vấn đề cần được quan tâm. (Ảnh minh họa).

Hậu quả là người lao động bị mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp làm cho họ có một tuổi già không an toàn khi mà họ không làm ra tiền nhưng lại phải tiêu một số tiền lớn vào bác sĩ, bệnh viện, thuốc men. Tư thế làm việc không phù hợp xuất hiện ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng, từ người lao động tự do đến công nhân, gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.

Người công nhân bị tổn thương xương khớp ảnh hưởng đến năng suất công việc, chất lượng cuộc sống, thể chất và các hoạt động xã hội. Thu nhập giảm, chi phí gia tăng do thuốc men hoặc giảm giờ làm đã ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình người lao động. Doanh nghiệp giảm lợi nhuận do sản phẩm lỗi, kém chất lượng, năng suất người lao động giảm và Chính phủ phải đưa ra chính sách quan tâm đến các đối tượng này.

Ngày nay khi cuộc sống được nâng cao thì con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe và sự trả giá của mình trong quá trình lao động. Việc nghiên cứu về tư thế làm việc của người lao động là một bước tiến trong việc bảo vệ người lao động khỏi những yếu tố nguy hiểm, có hại của điều kiện lao động gây ra.

Làm thế nào để cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Để đảm bảo người lao động an toàn trong quá trình làm việc đối với máy thiết bị, tiêu chuẩn TCVN 9060:2011 (tương đương ISO 14738:2002) đã hướng dẫn người thiết kế máy, thiết bị các tư thế làm việc chính bao gồm: ngồi, ngồi cao, đứng có giá đỡ và đứng. Đồng thời tiêu chuẩn cũng chỉ ra những ưu điểm và bất lợi của từng tư thế làm làm việc chính.

Trong các tư thế làm việc chính đối với máy, thiết bị thì tư thế ngồi là được ưa chuộng nhất, bởi lực tác động đến cơ thể là thấp nhất do vậy người lao động có thể làm việc được lâu dài hơn. Tư thế đứng là tư thế ít được ưu tiên. Thông thường, khi các yêu cầu của nhiệm vụ công việc không cho phép người lao động ngồi hoặc đứng có giá đỡ thì mới phải thiết kế cho người lao động làm việc ở tư thế đứng.

Quan điểm trước đây cho rằng, rối loạn cơ xương nghề nghiệp là hậu quả của những công việc nặng nhọc, ví dụ như nâng các vật nặng. Tuy nhiên, người lao động có thể phải chịu đựng các tổn thương và rối loạn chức năng cơ xương khớp chỉ đơn giản là do ngồi tại bàn làm việc cả ngày. Ngồi làm việc trong quãng thời gian dài có thể làm giảm lưu thông máu, gây kích thích dây thần kinh, và gây chấn thương nhỏ cho các nhóm cơ.

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động
Tư thế làm việc ngồi là tư thế được ưu tiên nhất nhưng ngồi lâu gây cảm trở đến sự lưu thông huyết. (Ảnh minh họa).

Không có tư thế làm việc nào là thuận lợi hoàn toàn, tư thế nào cũng có thuận lợi và bất lợi riêng. Tư thế làm việc ngồi là tư thế được ưu tiên nhất nhưng ngồi lâu gây cảm trở đến sự lưu thông huyết, làm ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày, nhu động ruột và gây táo bón, đau bụng, tiêu hoá kém.

Đối với phụ nữ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu ở cơ quan sinh dục, gây rối loạn kinh nguyệt, gây đau bụng dữ dội trước hoặc sau ngày thấy kinh. Có thể gây viêm tử cung, buồng trứng, sảy thai. Ngồi làm việc lâu gây đau mỏi cổ, vai, lưng và thắt lưng. Đối với những công việc mà tư thế phải uốn vặn người lâu dài gây vẹo cột sống, làm tổn thương cơ và dây chằng cột sống.

Nếu lao động nặng kéo dài có thể gây vôi hoá cột sống, gai đôi cột sống có thể chèn ép lên nhánh dây thần kinh gây viêm dây thần kinh toạ, có trường hợp bị liệt chi… Người lao động làm việc ở tư thế đứng trong một thời gian dài có thể bị dãn tĩnh mạch bắp chân, gây đau nhức. Đứng lâu làm tăng áp lực ổ bụng, gây sa trực tràng, bệnh trĩ, gây đau mỏi lưng, thắt lưng, ống chân, đùi, gây bệnh khớp xương, bàn chân bẹt. Ở phụ nữ gây biến dạng xương chậu, sa dạ con, lệch dạ con.

Các biện pháp nhằm cải thiện tư thế làm việc cho người lao động có thể kể đến là: biện pháp kỹ thuật, biện pháp y tế, biện pháp quản lý hành chính, biện pháp kiểm tra, đánh giá.

Trong đó, biện pháp kỹ thuật là được đánh giá là hữu hiệu nhất để phòng tránh rủi ro đến tư thế làm việc. Điều chỉnh chiều cao bề mặt làm việc phù hợp với nhân trắc học của người lao động. Bố trí các thiết bị, vật liệu trong tầm với theo quy luật của ergonomics.

Việc thiết kế máy, thiết bị, vị trí làm việc, công việc nên cho phép người vận hành tự do thay đổi thay đổi tư thế để tránh đơn điệu, gò bó, nhàm chán. Khi người thiết kế lựa chọn tư thế làm việc chính thì tư thế ngồi luôn luôn được ưu tiên, tư thế đứng ít được sử dụng hơn. Nên tránh sử dụng các tư thế quỳ, bò, nằm xuống làm tư thế làm việc. Nên sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi cần thiết…

Có thể nói rằng, có nhiều biện pháp cải tiến tư thế làm việc cho người lao động nhằm phòng tránh các rối loạn cơ xương nghề nghiệp. Các biện pháp này từ đơn giản đến phức tạp, với chi phí thấp đến chi phí rất cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người sử dụng lao động quan tâm đến vấn đề này để có các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc nhằm giảm các tư thế bất lợi cho người lao động để họ có một tuổi già an toàn.

Lan Chi - H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.

Tin khác

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Mang niềm vui đến đoàn viên, người lao động với “Bữa cơm Công đoàn”

Mang niềm vui đến đoàn viên, người lao động với “Bữa cơm Công đoàn”

(LĐTĐ) Từ chương trình “Bữa cơm Công đoàn”, cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã nhận được những suất cơm ngon, đầy đủ dưỡng chất. Thông qua chương trình, Ban Chấp hành Công đoàn Nhà trường mong muốn góp phần đảm bảo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động. Qua đó khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm làm việc, cống hiến cho đơn vị.
Liên đoàn Lao động quận Đống Đa cùng người lao động vượt nắng hè

Liên đoàn Lao động quận Đống Đa cùng người lao động vượt nắng hè

(LĐTĐ) Ngày 13/7, tại trụ sở Công ty Cổ phần Giao hàng tiết kiệm (tòa nhà VTV Building, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức chương trình “Công đoàn Đống Đa đồng hành cùng đoàn viên, người lao động vượt qua nắng hè giai đoạn 2024-2028”.
Hiến kế nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hiến kế nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

(LĐTĐ) Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, hàng năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn phối hợp cùng với chính quyền tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động cán bộ, công nhân, viên chức, lao động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước với nội dung: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với phong trào xanh sạch đẹp - bảo đảm an toàn vệ sinh lao động…
Cụm Thi đua số 7 LĐLĐ Thành phố: Phối hợp hiệu quả với chuyên môn chăm lo đời sống đoàn viên

Cụm Thi đua số 7 LĐLĐ Thành phố: Phối hợp hiệu quả với chuyên môn chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, cấp ủy Đảng các đơn vị, 6 tháng đầu năm 2024, các đơn vị trong Cụm thi đua số 7 LĐLĐ Thành phố đã nỗ lực vượt qua khó khăn chung của tình hình kinh tế đất nước và Thủ đô, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động (NLĐ), động viên NLĐ phấn đấu tích cực sản xuất, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
“Bữa cơm Công đoàn” mang niềm vui đến cho người lao động

“Bữa cơm Công đoàn” mang niềm vui đến cho người lao động

(LĐTĐ) Với những suất cơm đầy đủ dưỡng chất, thông qua chương trình "Bữa cơm Công đoàn", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa mong muốn góp phần đảm bảo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động. Từ đó để người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), vừa qua,.Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đi thăm, tặng quà các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức và Bệnh viện Đa khoa Vân Đình.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Ra mắt Tủ sách Công đoàn nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Ra mắt Tủ sách Công đoàn nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 11/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức Hội nghị ra mắt Tủ sách Công đoàn và tổ chức Bữa cơm Công đoàn năm 2024, tại Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn”

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn”

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng 11/7, LĐLĐ quận Đống Đa phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Quốc tế.
Phát huy vai trò nữ CNVCLĐ trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Phát huy vai trò nữ CNVCLĐ trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành động lực giúp nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Hoàn Kiếm phát huy năng lực bản thân, vượt khó khăn để đạt thành tích cao trong lao động sản xuất, thành công trong xây dựng hạnh phúc gia đình.
Xem thêm
Phiên bản di động