Để lao động “trụ” lại trong kỷ nguyên số

Công nghệ số đang tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, khi cơ giới hóa, trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế nhiều loại công việc của con người. Để không bị rớt khỏi guồng quay này, người lao động cần trang bị thêm kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu công việc và “chuyển mình” cùng doanh nghiệp trong thời đại số hóa.
Định hình kinh tế báo chí kỷ nguyên số Nâng cao nhận thức về vai trò của việc tự học trong kỷ nguyên số

Mối “nguy cơ” bị “thế chỗ”

Khi máy móc “thế chỗ”, thì vai trò của con người là thực hiện những công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo hoặc các yếu tố mà trí thông minh nhân tạo chưa đạt được.

Thay đổi đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của công nghệ 4.0 là máy móc sẽ thay thế con người trong khâu sản xuất. Nếu như trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, hệ thống tự động hóa chỉ có thể làm những công việc nặng như khuân vác, lắp ráp những bộ phận lớn, nặng nề thì giờ đây, máy móc có thể được lập trình để hoàn thành các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo như bàn tay con người.

Hơn nữa, máy móc hoạt động vô cùng chính xác theo những gì được lập trình. Ví dụ như, nếu quy định độ dài sản phẩm là 10cm thì máy móc sẽ cắt gọt vừa đủ 10cm, không dư cũng không thiếu một li nào. Như vậy, áp dụng công nghệ 4.0 giúp sản xuất hàng loạt những sản phẩm có chất lượng đồng đều và chính xác. Đây là điều rất khó thực hiện được bởi sai số do con người là lớn hơn nhiều.

Để lao động “trụ” lại trong kỷ nguyên số
Ảnh minh họa.

Có thể thấy rõ, hiện nay có rất nhiều người khởi nghiệp từ nghề truyền thống, nhưng không theo cách truyền thống - đó là thuê nhân công làm sản phẩm. Họ dùng máy móc để tạo ra những sản phẩm truyền thống đẹp mắt, chính xác. Khái niệm “handmade” có một thời gian được ưa chuộng, nhưng trong thực tế, những sản phẩm làm bằng tay từ những người lao động đã “ngốn” gần hết vốn liếng của các nhà khởi nghiệp.

Tính chính xác của máy móc cũng giúp nhà sản xuất kiểm soát mọi chi tiết của sản phẩm.Chủ doanh nghiệp sẽ không sợ một công nhân nào đó sơ ý làm sản phẩm thiếu hụt hoặc dư thừa các chi tiết, tạo ra những sản phẩm sai lỗi và không thể sử dụng được. Không dừng lại ở đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh chi tiết sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản.

Khi thay thế nguồn lực con người bằng máy móc và công nghệ, về lâu dài, nhà sản xuất có thể giảm được nhiều chi phí vận hành, cũng như làm giảm giá thành sản phẩm. Một robot có thể làm được khối lượng công việc của nhiều người cộng lại và làm việc với công suất cao.

Máy móc hiển nhiên có sức bền cao hơn con người. Các robot và máy tính có thể hoạt động hàng giờ liên tục không ngừng nghỉ, có thể làm việc trong lúc con người đi ngủ.Và robot cũng mắc ít sai lầm hơn, giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng không cần trả các khoản phí bảo hiểm lao động, tiền thường hoặc tiền bồi dưỡng lao động. Họ chỉ cần phí duy trì, bảo trì máy móc mà thôi.

Đặc biệt hơn nữa, các công việc nặng nhọc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đều được máy móc và công nghệ đảm nhiệm thay cho con người.Máy móc có thể làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc áp suất thấp, hoặc các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao hoặc địa hình hiểm trở. Trên thực tế, hiện nay, công việc dọn dẹp các khu hóa chất độc hại hay những nơi nhiễm phóng xạ đã được giao toàn bộ cho robot điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn cho con người.

Làm gì để không bị công nghệ chơi “knock out”?

Vậy, người lao động phải làm gì để vượt qua thử thách thời công nghệ số mà không bị máy móc chơi một cú “knock out” ngay tại chỗ?

Các chuyên gia cho rằng, đối với người lao động, nhận thức và cập nhật những kỹ năng hội nhập sẽ tạo một lợi thế bền vững cho sự nghiệp của bản thân khi ngành công nghiệp số sẵn sàng dùng máy móc thay thế con người. Người lao động phải tinh nhuệ, linh hoạt, sáng tạo, có tư duy hệ thống và biết cách “giải mã” thông tin.

Những người có kỹ năng “giải mã” tốt sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng đương đầu với các vấn đề mới vốn khó xác định trong một hệ thống công nghệ phức tạp. Số lượng lao động có kỹ năng phân tích, tư duy hệ thống và chuẩn hóa quy trình sẽ có cơ hội tham gia nhiều hơn

Ngày nay, hành vi của khách hàng thay đổi rất nhanh chóng và luôn đòi hỏi những trải nghiệm thú vị trên nền tảng công nghệ. Với những thay đổi về nhu cầu kinh doanh nhằm phục vụ các “thượng đế” một cách tốt nhất, doanh nghiệp đòi hỏi một lực lượng lao động tinh nhuệ phản ứng thật nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, sẵn sàng ứng biến, đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm, quy trình với những công nghệ từ tương lai. Bởi vậy, người lao động lập tức phải chuyển mình để nâng cao tính cạnh tranh trước sự ma sát không nhỏ của chuyển động 4.0.

Bên cạnh đó, người lao động phải có sự linh hoạt trong tư duy phản biện, nhạy cảm với vấn đề và sáng tạo trong các giải pháp. Doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cá nhân có khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, xây dựng mối quan hệ bền vững trong và ngoài tổ chức. Người lao động có thể hoàn thiện kỹ năng làm việc đa văn hóa, đa quốc gia của mình càng sớm càng tốt thông qua rèn luyện vốn ngoại ngữ, các hoạt động giao lưu, chương trình công tác và đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, kịp thời chuẩn bị tâm thế cho các yêu cầu quốc tế hóa của tổ chức.

Với xu hướng sáp nhập mở rộng và quốc tế hóa mạnh mẽ sẽ dễ dàng nhận ra sự cần thiết của các bộ não có tư duy hệ thống. Kỹ năng này cho phép một cá nhân tái thiết lập sơ đồ và quy cách vận hành, xử lý công việc của bản thân, một bộ phận hay toàn công ty ở cấp quản lý theo định hướng phát triển mới, đồng thời quản lý được các rủi ro tiềm tàng.

Đặc biệt, với bối cảnh công nghệ hóa, tư duy hệ thống ngày càng trở thành một kỹ năng giúp “nâng giá” năng lực của các cá nhân. Người lao động cần biết kiên nhẫn trong quá trình học hỏi để đáp ứng lộ trình nghề nghiệp dài hơi của doanh nghiệp.

Và cuối cùng, thời đại công nghệ số không chỉ là một giai đoạn của sự thay đổi, mà còn là một cơ hội để xã hội hiện đại hóa và phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng triệt hạt những cơ hội này, chúng ta cần đối mặt với những thách thức và thích ứng với sự biến động nhanh chóng của công nghệ. Sự hiểu biết, giáo dục liên tục, linh hoạt, và sẵn sàng thí nghiệm là chìa khóa để tạo ra một tương lai mà thời đại công nghệ số mang lại là những cơ hội đầy triển vọng và bền vững.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/2.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Ngày 24/2, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Hoàng Thanh Sơn (sinh năm 1977, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử về tội "Cố ý gây thương tích" và "Bắt giữ người trái pháp luật".
LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

Xác định công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; từ đó giúp đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc.
Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Thành phố Hà Nội vừa ban hành Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ.
Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Ngày 24/2, tại Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký Biên bản ghi nhớ, đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Transerco và BIDV, sự đồng hành của BIDV trong hành trình xanh hóa xe buýt của Transerco nói riêng và Thành phố nói chung, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Những ngày này, trên địa bàn Hà Nội, người nông dân đang tập trung xuống đồng, tăng tốc gieo cấy vụ xuân, bảo đảm đúng khung thời vụ kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch gây hại cây trồng...

Tin khác

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý các thông tin lừa đảo, giả mạo trên môi trường mạng; đảm bảo đường truyền thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong các ngày nghỉ Tết.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội là địa phương đầu tiên hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo (cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06) thành một, với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt”; tiên phong thí điểm và thành công với nhiều tiện ích số cho người dân.
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI

Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI

Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”.
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số

Năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An tiếp tục nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng; đẩy mạnh chuyển đổi số, bảo đảm hoạt động của ngân hàng ngày càng đồng bộ, chuyên nghiệp, tạo sự thuận lợi và hài lòng cao cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến thực chất qua các doanh nghiệp công nghệ số lớn đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực AI như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, VinAI... Nhiều doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu nghiên cứu ứng dụng nổi bật, góp phần xây dựng nền tảng cho một hệ sinh thái AI phát triển, giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Những kết quả đạt được trong năm 2024 đã khẳng định rõ hơn vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Việt Nam.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero.
Xem thêm
Phiên bản di động