Chính phủ đề xuất 5 chính sách đặc thù cho các dự án giao thông

(LĐTĐ) Chiều 27/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Đại biểu Quốc hội: Cần xác định thế nào là người có thu nhập thấp Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

5 chính sách đặc thù cho các dự án giao thông

Dự thảo Nghị quyết gồm 10 điều với 5 nhóm chính sách, trong mỗi chính sách sẽ có danh mục thí điểm kèm theo.

Chính sách 1 là Chính phủ đề xuất "nới" tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công - tư (PPP) lên tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án, tăng 20% so với hiện hành.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thực tế một số dự án giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư lớn, trong khi nhu cầu vận tải chưa cao nên cần vốn Nhà nước nhiều hơn để đảm bảo khả thi khi kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, tiền để giải phóng mặt bằng tại một số dự án chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư, nếu vốn Nhà nước thấp sẽ khó có hiệu quả tài chính, không hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia.

Chính phủ đề xuất 5 chính sách đặc thù cho các dự án giao thông
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Quốc hội

Vì thế, việc tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tại dự án PPP giao thông đường bộ nhằm tạo động lực huy động vốn tư nhân, hấp dẫn nhà đầu tư và ngân hàng rót vốn khi hiệu quả tài chính dự án được đảm bảo. Đây cũng là chính sách được Quốc hội cho phép áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, theo Nghị quyết 98. Chính sách này áp dụng cho 1 dự án thuộc địa phận tỉnh Thái Bình.

Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương, đề xuất là Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình. ... Chính sách này áp dụng cho 7 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Hậu Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Phước.

Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách này áp dụng cho 10 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Tháp.

“Quy định hiện nay không cho phép địa phương quyết định chủ trương đầu tư, bố trí vốn cho dự án đi qua địa bàn tỉnh khác. Trong khi thực tế nhiều dự án giao thông qua nhiều địa phương, hoặc đi qua ranh giới hai địa phương bằng cầu, hầm. Nếu mỗi địa phương đầu tư một nửa cầu, hầm sẽ không thuận lợi cho quản lý dự án, lãng phí bộ máy, thời gian, thủ tục đầu tư. Do đó, chính sách này nhằm thống nhất thẩm quyền, gỡ vướng cho dự án giao thông đi qua nhiều địa phương” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Chính sách 4 Chính phủ đề nghị là cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, trong bối cảnh nhiều dự án đang triển khai thiếu vật liệu, giá bị đẩy lên cao. Các cơ chế, chính sách này được Chính phủ đề nghị áp dụng các cơ chế đặc thù trên tới hết năm 2025. Mỗi cơ chế sẽ kèm theo danh mục dự án cụ thể được áp dụng tại các địa phương.

Chính phủ đề xuất 5 chính sách đặc thù cho các dự án giao thông
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Chính sách này áp dụng cho 16 dự án thuộc địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hậu Giang

Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, gồm 4 nội dung.

Một, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 căn cứ các nguồn vốn: dự kiến từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022; dự kiến vốn ngân sách nhà nước trong năm 2024-2025 khi có điều kiện hoặc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, áp dụng cho 06 dự án của Bộ Giao thông vận tải, Ninh Bình, Thái Bình, Bình Phước, Bình Dương, thành phố Cần Thơ.

Hai, cho phép các dự án do địa phương quản lý đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư tương ứng với số vốn ngân sách trung ương bố trí tăng thêm cho dự án từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, áp dụng cho 07 dự án của tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang.

Ba, cho phép giao kế hoạch từ nguồn tăng ngân sách trung ương năm 2022 cho các dự án khi các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và nguồn vốn này được thực hiện và giải ngân trong 3 năm từ 2023-2025, áp dụng cho 30 dự án của Bộ Giao thông vận tải, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ.

Bốn, bố trí vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 để thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng (bao gồm phần chậm trả) các dự án giao thông đường bộ thuộc nhiệm vụ của ngân sách trung ương phát sinh sau khi dự án đã quyết toán, áp dụng cho 1 nhiệm vụ chi của tỉnh Nghệ An.

Đối với nhóm các chính sách 1, 2, 3, 4, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng trong thời gian đến hết năm 2025; đối với chính sách 5 trình Quốc hội cho áp dụng 1 lần. Các dự án sau khi được áp dụng cơ chế đặc thù được thực hiện đến khi hoàn thành dự án.

Nhất trí tăng tỷ lệ vốn nhà nước tại dự án PPP lên không quá 70%

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, cụ thể hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm.

Bên cạnh đó, thời gian qua các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc tham gia đầu tư các dự án giao thông PPP. Do đó, đề xuất của Chính phủ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc của các dự án giao thông PPP hiện nay.

Chính phủ đề xuất 5 chính sách đặc thù cho các dự án giao thông
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quốc hội

Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm hiệu quả của chính sách đề xuất. Ngoài ra, đề nghị xác định rõ tỷ lệ và phần vốn nhà nước dành cho việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án tại Phụ lục 1 của Danh mục dự án thí điểm, để làm rõ hơn sự cần thiết của chính sách này.

Liên quan đến các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương nhằm cho phép sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ vốn cho các địa phương khác, tạo sự linh hoạt trong điều hành ngân sách, đáp ứng nhu cầu cấp bách của các địa phương và thuận lợi hơn cho công tác quản lý dự án…

Về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7), Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có các giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm bảo đảm tiến độ cho các dự án.

Đối với nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm và Danh mục các dự án đề xuất áp dụng thí điểm kèm theo dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, để bảo đảm các dự án được lựa chọn phải thực sự cần thiết, cấp bách và phù hợp với quy định pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả….

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

(LĐTĐ) Sáng 19/5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết chương trình “Tuần Lễ Vàng” 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện (2009 - 2024) với chủ đề "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Tổ chức các hoạt động chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đó là một trong những nội dung chính được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội phát động đến các Công đoàn cơ sở trong Tháng Công Nhân năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thiết thực, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, trong Tháng Công nhân năm 2024, Công đoàn ngành tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, hướng về đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, người lao động và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin khác

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở Công Thương thành phố Hà Nội và Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động