KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 -19/5/2024):

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

(LĐTĐ) Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hà Nội: Treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Người

Cách đây 113 năm, với ý chí, khát vọng cháy bỏng về giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Hành trình tìm đường cứu nước của Người đã mở ra một trong những mốc son rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

Gần 30 năm, từ lúc ra đi cho đến khi trở về Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành, sau này đã trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử cao cả, mang đến cho nhân dân Việt Nam ngọn cờ và khát vọng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã tìm thấy ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin; đã trở thành một chiến sĩ Cộng sản quốc tế, nhà hoạt động tích cực, sôi nổi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam.

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (19/9/1954). Ảnh tư liệu

Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cả dân tộc ta vùng lên giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đất nước vừa giành được độc lập, kẻ thù đã lăm le gây hấn và phát động cuộc chiến tranh nhằm xóa sổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Mùa đông năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi kháng chiến. Hành trang mang theo giản dị, chỉ chiếc ba lô, vài ba bộ quần áo, túi đựng tài liệu, với cái máy chữ, đồng hồ quả quýt cùng gậy trúc và đôi dép cao su. Từ đây, với phương châm kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Người cùng Thường vụ Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Những hoạt động vô cùng phong phú từ khi rời Thủ đô, trải rộng khắp núi rừng Việt Bắc, kéo dài trong 8 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã làm sáng tỏ tư tưởng, đạo đức, phong cách và đời sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày, ác liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, non sông thu về một mối. Có được thắng lợi này, một trong những nguyên nhân, đồng thời cũng là bài học sâu sắc, đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học Bác để tự soi mình

Có thể khẳng định, khát vọng "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", thành quả cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo, di sản tư tưởng mà Người để lại tiếp tục mang giá trị dẫn đường cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong đó có những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 40 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng tiếp tục khẳng định: Đi lên Chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Với hướng đi đúng đắn, khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc”.

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (1954). Ảnh tư liệu.

Chặng đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, trong suốt nhiều năm qua, hàng triệu cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đã không quản ngại gian khổ, khó khăn “giàu sang không khuất phục, uy vũ chẳng chuyển lay” để thực sự làm nên những tấm gương sáng vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn, nhất là tình trạng suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, là tệ quan liêu, tham nhũng, sống xa hoa, lãng phí.

Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức. Chính vì vậy, từ năm 2006 đến nay, Đảng ta đã phát động việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Thực hiện việc học tập và làm theo Bác là mỗi người chúng ta lấy Bác làm tấm gương để rèn luyện bản thân ngày càng tốt hơn, đưa xã hội Việt Nam, đất nước ngày càng đi lên, tiến bộ.

Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng: "Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư", học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc.

Sinh thời, Bác dù bận nhiều công việc nhưng vẫn luôn dành thời gian gặp gỡ và căn dặn từng cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi,... rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc. Học Bác là học suốt đời, học hằng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong.

Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động, qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ Đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực...

Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác kính yêu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng, dẫn dắt dân tộc ta tiến về phía trước trên hành trình hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động