Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Nghiên cứu chuyển nhà ở tại các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phát triển nhà ở xã hội là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước.

Phát triển nhà ở xã hội cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ người khó khăn, nhất là gia đình trẻ, người mới xây dựng gia đình, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, thành phố lớn, góp phần giải tỏa bức xúc xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, vừa qua, xây dựng các cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho xây dựng nhà ở xã hội đã được đồng loạt thực hiện và đến nay, nút thắt vướng về đất đai, thủ tục, vấn đề liên quan bất động sản, nhà ở… được tháo gỡ cơ bản.

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.

Theo Thủ tướng, Nhà nước, nhân dân, xã hội và các tổ chức tín dụng cần xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ cho cả người bán và người mua nhà ở xã hội. Các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, tích cực, cụ thể hơn bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, không nói chung chung.

"Các thủ tục, điều kiện cho cả người vay đầu tư nhà ở xã hội và cho cả người mua, thuê, thuê mua cũng phải đơn giản hơn, nhất là đơn giản hóa các thủ tục hành chính", lãnh đạo Chính phủ yêu cầu.

Để chính sách nhân văn này thực sự đi vào cuộc sống, Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Quốc hội quyết định xây dựng ban hành Nghị quyết về việc có hiệu lực sớm đối với ba luật, gồm: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai, từ ngày 1/7.

Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước được giao sớm ban hành các nghị định về vấn đề liên quan nhà ở xã hội trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh phiền hà, sách nhiễu cho người dân.

Thủ tướng gợi mở Ngân hàng Nhà nước thu xếp tín dụng cho cả người mua, người bán; khẩn trương chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp, nghiên cứu, xây dựng, cung cấp gói tín dụng cho người mua, mở rộng gói tín dụng, kéo dài thời gian vay lên 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn 3-5% so với vay thương mại thông thường.

Bộ Xây dựng chủ trì, thường xuyên đôn đốc, phối hợp các bộ, ngành, địa phương giám sát việc thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng nhà ở tại các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.

Bộ Tài chính được giao nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư nhà ở xã hội, cố gắng sớm đề xuất trước ngày 30/6; xây dựng hướng dẫn các địa phương phát hành trái phiếu cho nhà ở xã hội.

Thủ tướng chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương cần quyết tâm chính trị cao hơn, nỗ lực hơn, quyết liệt hơn để cùng vào cuộc thúc đẩy.

Đặc biệt, với thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh có đông công nhân, có nhu cầu lớn về mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An… Thủ tướng quán triệt phải làm tốt khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, duyệt đối tượng mua, duyệt giá bán với tinh thần các thủ tục này phải được làm nhanh, thuận lợi.

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với các dự án đã được lựa chọn chủ đầu tư, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi công xây dựng. Sau khi khởi công dự án cần nhanh chóng cung cấp, công bố công khai, đầy đủ các thông tin liên quan dự án để người dân biết.

503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai

Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, ban hành 40 văn bản liên quan chỉ đạo việc triển khai Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội, riêng về tín dụng cho triển khai Đề án đã có 14 văn bản.

Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai Đề án, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội ngày 16/3/2024 (theo Thông báo 123 của Văn phòng Chính phủ ngày 27/3/2024).

Các bộ đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo 14 Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó có Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội
Ảnh minh họa.

Về kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn (tăng 4 dự án, 6.950 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024).

Trong đó, số lượng dự án hoàn thành là 75 dự án với quy mô 39.884 căn (tăng 3 dự án, 1.756 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024). Số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 128 dự án với quy mô 115.379 căn.

Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 300 dự án với quy mô 262.937 căn (có 4 dự án, 5.919 căn được chấp thuận mới).

Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã cải cách thủ tục hành chính, chỉnh lý, rút gọn điều kiện của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng.

Hiện nay, ngoài 04 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) thì có thêm TPBank và VPBank đã có văn bản đăng ký tham gia chương trình với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.

Qua tổng hợp, đã có 30/63 UBND tỉnh, thành phố gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia chương trình với 72 dự án; trong đó, một số tỉnh đã công bố nhiều dự án là Hà Nội (6 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án), Bắc Ninh (6 dự án), Bình Định (5 dự án)...

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã giải ngân với số tiền là 1.144 tỷ đồng bao gồm, 1.133 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 11 dự án; 11 tỷ đồng cho người mua nhà tại 4 dự án.

Tuy nhiên, nhiều tỉnh, thành phố lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án. Việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội còn chậm. Các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng

Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng

(LĐTĐ) Ngày 17/11, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng (huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Ngày 16/11, tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994 đến ngày 16/11/2024), Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động