Multimedia
19/05/2024 15:16
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

19/05/2024 15:16

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Với tình cảm trân trọng và lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già dân tộc, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được hoàn thành từ bàn tay, khối óc của tập thể đoàn viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) Trường Tiểu học Đoàn Khuê trong tổng thời gian vỏn vẹn 3 tuần lễ. Đây cũng là món quà tháng 5 ý nghĩa của đoàn viên, CBGVNV Trường Tiểu học Đoàn Khuê dâng lên Bác kính yêu đúng dịp sinh nhật lần thứ 134 của Người.

Chia sẻ về ý tưởng hình thành công trình, cô giáo Phan Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê cho biết: Công trình bắt nguồn từ chuyến đi tham quan, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt tháng 4/2024 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức.

Tại chuyến đi đó, đoàn công tác đã tham quan, trao đổi và học tập nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả của LĐLĐ quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó có mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh của Công đoàn Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (thuộc LĐLĐ quận Bình Tân).

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Ngay sau chuyến đi học tập, từ ý tưởng của Thường trực LĐLĐ quận Long Biên, đồng chí Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Khuê Trần Thị Phương Dung và tập thể đoàn viên, CBGVNV của nhà trường đã chủ động đề xuất với LĐLĐ quận đảm nhiệm thực hiện mô hình thí điểm.

Chia sẻ thêm về quá trình sưu tầm, triển khai xây dựng công trình, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Khuê Trần Thị Phương Dung cho biết: “Chi bộ, Ban Chấp hành Công đoàn chúng tôi nhận thấy đây là việc làm vô cùng ý nghĩa, nhằm tiếp tục học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tuyên truyền, vận động cán bộ dân vận thực hiện tốt Kết luận số 01-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Đồng thời, Không gian sẽ tạo môi trường học tập, trải nghiệm thực tế cho đoàn viên công đoàn, học sinh nhà trường, cũng như những tấm gương Người tốt, việc tốt được lan tỏa và nhân rộng nhiều hơn nữa, vì vậy, chúng tôi đã dốc toàn tâm, toàn lực, cùng đoàn kết, tâm huyết bắt tay ngay vào công việc và hoàn thành công trình trong thời gian chỉ có 3 tuần”.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Để có được nguồn tư liệu, thông tin đáng tin cậy, Hiệu trưởng Trần Thị Phương Dung cho biết: Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn, CBGVNV Trường Tiểu học Đoàn Khuê đã sang Bảo tàng Hồ Chí Minh tham quan, học tập và tham khảo từ nguồn tư liệu cho đến cách bố trí không gian sao cho hợp lí. Cùng với đó, nhà trường đã gửi công văn sang Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hãng phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị kết nghĩa Đoàn 871 để được hỗ trợ,… về tư liệu, hiện vật, và trường đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các đơn vị.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Với ý tưởng tạo dựng một không gian ngập tràn hương sắc của làng quê Việt Nam, đưa người xem đến với cảm xúc như được trở về thăm quê Bác. Cảnh quan bên ngoài Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được Trường Tiểu học Đoàn Khuê thiết kế là “Con đường Sen”.

Trong hương sắc ngạt ngào của hoa sen, ngay đầu con đường Sen là 1 bức tranh cỡ lớn Bác Hồ với thiếu nhi.

Đưa chúng tôi đi tham quan “Con đường Sen”, cô giáo Hà Thị Diệu Thúy - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Khuê “bật mí” về điều đặc biệt của bức tranh. Cô cho biết: Hình ảnh Bác Hồ tươi cười hiền hậu ôm em bé bố cục ở chính giữa bức tranh; bên phải là hình chữ S - biểu tượng của bản đồ Việt Nam thống nhất; nền trắng của tranh là hình ảnh chú chim bồ câu ngậm cành ôliu. Mắt chim câu là vầng sao sáng dẫn đường, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội với màu cờ Tổ quốc.

Bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi như 1 biểu tượng của hòa bình, của tấm lòng Bác Hồ đối với nhân dân. Bức tranh đã trở thành biểu tượng của khát khao và ước mơ về 1 thế giới hòa bình.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Tác giả của bức tranh là họa sĩ Trần Từ Thành - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật công nghiệp Hà Nội, sáng tác và dự thi tranh cổ động năm 1976. Sau khi ra đời, bức tranh đã dành giải cao trong cuộc thi và gây tiếng vang rộng rãi. Cũng trong năm 1976, chào mừng cuộc tổng tuyển cử chung 2 miền Nam - Bắc sau khi đất nước thống nhất, Xưởng tranh cổ động Trung ương đã cho in hàng vạn bản, phát hành trên cả nước và đề nghị họa sĩ đưa thêm khẩu hiệu “Độc lập - Thống nhất - Hòa bình - Hạnh phúc” vào tranh.

Với tiếng vang đó, bức tranh “Độc lập - Thống nhất - Hòa bình - Hạnh phúc” đã được treo ở Bảo tàng Lê nin ở Maxcơva (Nga) và La Habana (Cuba) với nhiều các phiên bản và kích cỡ khác nhau.

“Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Đoàn Khuê đã lựa chọn bức tranh này để thể hiện chân lý vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Không có gì quý hơn độc lập tự do””, cô giáo Hà Thị Diệu Thúy chia sẻ.

Đặc biệt, cuối con đường Sen là bức tranh với hình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam dưới lá cờ Đảng và Bác soi đường, ra sức thi đua làm theo lời Bác với thông điệp: “Công đoàn Việt Nam là ánh sáng, là niềm tin của người lao động”, thể hiện quyết tâm đổi mới, dân chủ, đoàn kết, phát triển.

Đặc biệt, toàn bộ phần thiết kế, trang trí không gian con đường Sen do cô giáo Nguyễn Thị Thu An - giáo viên Mỹ thuật của nhà trường tự lên ý tưởng và trình bày trong 1 tuần.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Chia sẻ về công trình ý nghĩa này, cô Thu An cho biết: Màu sơn tường cũ vốn là màu xanh, nên để con đường Sen nổi bật, tôi đã nảy ra ý tưởng tạo những bông Sen lấp lánh để dẫn vào phòng trưng bày được sáng đẹp, sang trọng hơn.

Quá trình làm, ban đầu tôi dùng phấn trắng phác thảo, sau đó sử dụng keo, nhũ, bút chuyên dụng vẽ trên gốm sứ tạo hoa Sen, lá Sen sao cho chân thực nhất. Toàn bộ công trình được hoàn thành trong 1 tuần, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

“Tôi rất vui vì được góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào công trình chung của nhà trường. Công trình được hoàn thành với tất cả tình cảm, trách nhiệm, và lòng kính yêu vô hạn với Bác. Điều vui nhất của tôi là được các học sinh ngưỡng mộ, trầm trồ khen cô vẽ đẹp, “cô vẽ được Bác Hồ đấy”. Và nhờ vậy, tình yêu đối với Bác cũng được lan tỏa đến với các con”, cô Thu An chia sẻ.

Với sự sáng tạo và tâm huyết của CBGVNV Trường Tiểu học Đoàn Khuê, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được thiết kế thành nhiều khu vực: Khu vực phông chính dành tập trung giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi qua 3 đại dương, 4 châu lục, qua gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố, vượt qua muôn vàn gian khổ chông gai và làm rất nhiều nghề để kiếm sống, với quyết tâm cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất tả những điều tôi biết, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Cùng đó, Không gian cũng tái hiện những hình ảnh sinh động của Bác Hồ với tổ chức Công đoàn Việt Nam và Bác Hồ với ngành Giáo dục và Đào tạo; khu vực trưng bày một số vật dụng thường nhật của Bác; khu vực trưng bày hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi; khu vực tôn vinh, lan tỏa những tấm gương tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; Tủ sách Bác Hồ...

Ngoài khu vực tra cứu tài liệu về Bác, thầy cô và học sinh sẽ có những giây phút lắng đọng khi được xem lại những thước phim tư liệu về cuộc sống, sinh hoạt và công tác của Bác…

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Tham quan mô hình thí điểm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê, khẳng định đây là ý tưởng tốt, mô hình sáng tạo, cần được nhân rộng, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên Ngô Mạnh Điềm cho rằng: Mô hình có giá trị hiệu quả giáo dục cao trong việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy cũng ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn và CBGVNV Trường Tiểu học Đoàn Khuê sau 3 tuần nỗ lực triển khai thực hiện.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Nhấn mạnh Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là mô hình thí điểm đầu tiên trên địa quận, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy đề nghị các nhà trường trên địa bàn quận chưa có mô hình có thể xem xét cho giáo viên, học sinh đến tham quan, học tập, để thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đồng thời đề nghị đoàn viên, CBGVNV Trường Tiểu học Đoàn Khuê khai thác, sử dụng có hiệu quả mô hình.

Chia sẻ về việc gìn giữ, sử dụng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Khuê Trần Thị Phương Dung cho biết: Đoàn viên Công đoàn, CBGVNV Trường Tiểu học Đoàn Khuê sẽ sử dụng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh một cách linh hoạt, hiệu quả trong các hoạt động của Chi bộ, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Tổ chức sinh hoạt Chi bộ hằng tháng; sinh hoạt chuyên đề; tổ chức các lễ kết nạp đảng viên, đoàn viên công đoàn, đội viên; tổ chức các buổi đối thoại, đàm thoại; đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức học sinh về truyền thống yêu nước, lịch sử của dân tộc.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Chia sẻ về Kế hoạch xây dựng, phát triển Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Long Biên, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên Nguyễn Trường Giang cho biết: Thực hiện chương trình công tác năm và chủ đề của LĐLĐ quận Long Biên “Năm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; hướng hoạt động về cơ sở, lấy đoàn viên làm trung tâm của hoạt động”; sau chuyến học tập kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình đã được triển khai xây dựng, với hướng phấn đấu xây dựng như một Bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ.

Đây cũng được coi là mô hình dân vận sinh động để triển khai hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn quận.

“Đây là mô hình thí điểm đầu tiên của khối Giáo dục, trong số 93 trường công lập và 32 trường tư thục trên địa bàn quận. Sau mô hình tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê, trong năm 2024, LĐLĐ quận Long Biên dự kiến, sẽ triển khai thêm 2 mô hình điểm: Tại khối phường, hành chính sự nghiệp sẽ ra mắt vào vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/2024); tại khối doanh nghiệp sẽ ra mắt đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/2024)”, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên Nguyễn Trường Giang cho biết.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

------------------

Nội dung: Lan Ngọc - Thiết kế: P.Thắng