Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì với 84.721 Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 3 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo Luật là 3.505 tỷ đồng/năm.
Đề xuất kéo dài thời gian bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành Đa số ý kiến đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 5 chương với 34 điều.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật để bao quát hết các lực lượng có tính chất tự nguyện, tự quản tham gia hỗ trợ Công an cấp xã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Hiến pháp năm 2013, Luật Công an nhân dân và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; các lực lượng ở cơ sở có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ Công an nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, hỗ trợ có tính chất thường xuyên, nòng cốt, có quá trình thực hiện lâu dài trên phạm vi toàn quốc thì chỉ có 3 lực lượng, đó là: Bảo vệ dân phố, dân phòng và Công an xã bán chuyên trách đang tiếp tục sử dụng. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tiếp thu các ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung Điều 2 để làm rõ khái niệm lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân. Chỉnh lý vị trí, chức năng tại Điều 3 để thể hiện rõ hơn đây là lực lượng quần chúng được bố trí ở cơ sở, có chức năng làm nòng cốt trong hỗ trợ lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, bổ sung các quy định về quan hệ công tác; thể hiện rõ vai trò, phạm vi phối hợp, hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đối với Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ; xác định cụ thể phạm vi quản lý, chỉ đạo, chỉ huy, huy động của Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã đối với lực lượng này đáp ứng yêu cầu thực tiễn như tại Điều 5 dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.

Về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng, Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, không thực hiện chức năng quản lý, không thuộc bộ máy nhà nước mà tính chất hoạt động là tham gia hỗ trợ theo sự hướng dẫn, phân công, chỉ đạo trực tiếp của Công an cấp xã nên việc quy định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của lực lượng này là không hợp lý. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo vệ an ninh trật tự đã được quy định trong Hiến pháp, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Về bố trí lực lượng; chức danh, công nhận chức danh, thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho tách Điều 13 dự thảo Luật do Chính phủ trình thành 03 điều luật riêng (Điều 14, Điều 15, Điều 16); bổ sung quy định rõ hơn về bố trí lực lượng, chức danh, công nhận chức danh, thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự bảo đảm chặt chẽ.

Về số lượng Tổ bảo vệ an ninh trật tự cần thành lập, số lượng tối đa Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự, số lượng từng chức danh của Tổ bảo vệ an ninh trật tự tại thôn, tổ dân phố sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với tình hình an ninh trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và theo tiêu chí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc sắp xếp, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để không làm tăng biên chế, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với các lực lượng khác, không phát sinh thủ tục hành chính. Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các quy định về sắp xếp, kiện toàn, bố trí lực lượng phù hợp với tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; đơn giản hóa trình tự, thủ tục thành lập Tổ và công nhận các chức danh của Tổ bảo vệ an ninh trật tự; rà soát chức năng, nhiệm vụ để không chồng chéo với các lực lượng khác và bảo đảm tính khả thi.

Về kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nhiều ý kiến đề nghị báo cáo đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cho rằng không chỉ dừng lại ở số lượng khoảng 300.000 người như Tờ trình dự án Luật do Chính phủ trình và sẽ tăng kinh phí, ngân sách bảo đảm; đề nghị có số liệu cụ thể chứng minh “không làm tăng biên chế”, “không làm tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thì với 84.721 Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 3 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo Luật là 3.505 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, do dự thảo Luật quy định mỗi Tổ bảo vệ an ninh, trật tự có thể phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố, nên tổng số Tổ bảo vệ an ninh trật tự có thể giảm xuống, kéo theo tổng kinh phí bảo đảm cũng sẽ giảm xuống. Như vậy, với cách dự tính nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bỏ nội dung quy định đối với địa phương khó khăn về ngân sách thì được ngân sách trung ương hỗ trợ bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 139 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5; hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, Cụm văn hóa thể thao 10/10 (trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn) tổ chức tổng kết hoạt động, giao lưu văn nghệ, thể thao.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Với phong trào “Bình dân học vụ số” thành phố Hà Nội đang triển khai, chuyển đổi số không còn là những vấn đề xa vời, mà đã và đang lan tỏa tới từng ngõ, từng nhà. Qua đó nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong khối hành chính sự nghiệp, nhưng ở các trường mầm non, nơi hằng ngày cán bộ công đoàn phải “gõ cửa trái tim” các cô giáo bằng sự thấu cảm, sáng tạo và linh hoạt, thì chuyển đổi số lại mang một ý nghĩa khác: Nhẹ nhàng, thiết thực, giúp “giảm tải” và “tăng yêu”. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội) để lắng nghe câu chuyện “bình dân học vụ số” đầy cảm hứng.
Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

Techcombank là Ngân hàng Việt Nam tiên phong đón đầu xu hướng, kiến tạo môi trường làm việc hiện đại, chuẩn quốc tế, nơi hội tụ của những nhân tài xuất sắc trong và ngoài nước, thu hút người Việt toàn cầu trở về đóng góp cho hành trình đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các Công đoàn cơ sở (CĐCS) tăng cường chức năng giám sát và tự kiểm tra tại đơn vị, doanh nghiệp…
"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Hiện nay, tại Việt Nam, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu. Việc phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bỏ không ai bị bỏ lại phía sau. Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động, lan tỏa nhằm tăng năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ

Trong những năm qua, LĐLĐ huyện Mỹ Đức luôn quan tâm chú trọng đến hoạt động của nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Công đoàn các cấp đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền đồng cấp trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với nữ CNVCLĐ.

Tin khác

Nhất trí trình Quốc hội xem xét miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông

Nhất trí trình Quốc hội xem xét miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Cấm xe ô tô tải lưu thông vào nội đô TP.HCM từ 16h ngày 25/4

Cấm xe ô tô tải lưu thông vào nội đô TP.HCM từ 16h ngày 25/4

Từ 16h ngày hôm nay (25/4), Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ cấm xe ô tô tải lưu thông vào khu vực nội đô để phục vụ công tác chuẩn bị lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Thống nhất trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026

Thống nhất trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc giảm thuế giá trị gia tăng giai đoạn 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Những ngày Tháng Tư lịch sử, trên khắp các trực đường chính cũng như các hẻm nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngập tràn, rực rỡ cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, các băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô vui mừng, ủng hộ sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tin tưởng “cuộc cách mạng” này sẽ đem lại một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, gần dân và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động