Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” bảo vệ, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Với thể chế chính trị Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ, những quy định về “những điều đảng viên không được làm” thực sự là “thanh bảo kiếm” để quản lý cán bộ, đảng viên hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, đưa đất nước phát triển hùng cường.
Phát triển giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng Hà Nội sơ kết việc thực hiện một số nội dung quan trọng về công tác xây dựng Đảng

Từ sự ban hành kịp thời…

Từ sau Đại hội XIII của Đảng, nhận thấy tình hình tham nhũng, tiêu cực, “tự chuyển biến, tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả đảng viên thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã có biểu hiện thoái hóa, biến chất, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, ngày 25/10/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW “về những điều đảng viên không được làm”.

Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xem đó là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, có quy định về "những điều đảng viên không được làm".

Quy định số 37-QĐ/TW giữ nguyên 19 điều. Tuy nhiên, bổ sung, sửa đổi, làm rõ nội hàm, nội dung một số điều, ví dụ như quy định rõ đảng viên không được “chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”.

Hoặc quy định, đảng viên không được “can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”. Việc bổ sung những nội dung này là rất cần thiết và phù hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay.

… Đến xử lý nghiêm không có vùng cấm

Nhớ lại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nhắc nhở: "Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!". Thế nên, Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, luôn đề cao công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; trong đó đề cao nội dung về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cao cấp. Đồng thời cũng ràng buộc quy định về những điều đảng viên không được làm, trên tinh thần "chống để xây".

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực càng được đẩy mạnh thì càng có nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo cấp cao bị xử lý kỷ luật, thậm chí xử lý hình sự. Điều này một mặt cũng cho thấy sự suy thoái tư tưởng, đạo đức chính trị ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng.

Theo thông tin từ Phiên họp thứ 25 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (diễn ra ngày 1/2/2024), chỉ riêng trong năm 2023, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức, 24.162 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022). Trong đó, kỷ luật 459 đảng viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó, lần đầu tiên có 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. Tính rộng ra, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 2/2024, đã kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 2/3 đảng viên bị xử lý kỷ luật do sai phạm từ những nhiệm kỳ trước đó. Trong 105 cán bộ này có 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng…

Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
Kỳ họp bất thường lần thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, xem xét quyết định một số nội dung về công tác cán bộ. (Ảnh: QH)

Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý cho 2 đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch nước; Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội nghỉ công tác do "Vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên...". Điều này càng thấy ý nghĩa to lớn của Quy định 37 và công cuộc chỉnh đốn Đảng trên nền tảng “không có vùng cấm”.

Tiếp tục vững bước dưới lá cờ Đảng để xây dựng đất nước hùng cường

Đảng ta là Đảng cầm quyền, trước yêu cầu mới ngày càng cao của công cuộc đổi mới, nếu Đảng không giữ vững bản chất cách mạng của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí và hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ, thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Vì vậy, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, chấn chỉnh lại đội ngũ đảng viên, siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng là việc làm cần thiết và hết sức bình thường của một chính Đảng.

Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
Là cán bộ, đảng viên, đoàn viên Công đoàn, chúng ta luôn vững tin dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc (Ảnh minh họa: Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ).

Trong lịch sử của Đảng ta, đã từng có lúc Đảng thực hiện rất nghiêm túc, quyết liệt việc tự phê bình để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu nhằm hoàn thành các mục tiêu cách mạng trong những giai đoạn cụ thể. Năm 1939, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít lớn mạnh và Thế chiến II bùng nổ, thực dân Pháp trở mặt đàn áp phong trào dân chủ, những phần tử trốt-kít giả danh cách mạng cũng ra mặt chống phá Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã chỉ đạo và tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết, sâu rộng trên mặt trận tư tưởng, lý luận, nhằm chống bọn trốt-kít và củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng. Với bút danh Trí Cường, đồng chí đã hoàn thành bản thảo tác phẩm “Tự chỉ trích” vào tháng 6/1939 và ra mắt vào 7/1939, gây tiếng vang lớn. Trong tác phẩm, nổi bật nhất là tinh thần tự phê bình và phê bình, nhằm làm cho Đảng ta thống nhất về tư tưởng và hành động, thật sự trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để có thể lãnh đạo thực hiện được cuộc cách mạng giành độc lập trong bối cảnh mới.

Một Đảng cách mạng, chân chính dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và những hạn chế trong nội tại tổ chức Đảng, đảng viên để từ đó đề ra các giải pháp chỉnh đốn, sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém. Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) thẳng thắn nhìn nhận sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì thế, cùng với nhiều quy định khác, Đảng ta ban hành Quy định 37-QĐ/TW là để mỗi đảng viên “tự soi, tự sửa” chính bản thân mình và giúp cho kỷ luật, kỷ cương của Đảng ngày càng chặt chẽ và nghiêm minh…

Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
Tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Thủ đô và đất nước ta ngày càng phát triển hơn nữa (Ảnh: Một góc Hà Nội).

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Trong suốt chặng đường phát triển, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng không có mục đích nào hơn là lãnh đạo để xây dựng đất nước phồn vinh, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, do những biến thiên của lịch sử, trong quá trình chuyển đổi, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước đã nảy sinh nhiều bất cập liên quan đến công tác quản lý. Đi liền đó là vấn nạn tham nhũng, lãng phí; thoái hóa, biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, nên ngoài việc ban hành các văn bản luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng thì Trung ương cũng đã kịp thời ban hành Quy định số 37 về "những điều đảng viên không được làm".

Từ khi Quy định này ra đời, không ít cán bộ, đảng viên từ trung, đến cao cấp đã tự "soi rọi", tình nguyện xin thôi làm nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó khi thấy không còn xứng đáng. Đây thực sự là "thanh bảo kiếm" để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh... có năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước hùng cường; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc.

H.Duy - P.Thảo

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Xem thêm
Phiên bản di động