Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Tại phiên thảo luận chuyên đề "Phát triển thị trường vàng bền vững trong thế giới bất định", đại diện Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) cho biết, giá vàng thế giới liên tục thiết lập kỷ lục mới sau đại dịch Covid-19. Kể từ sau đại dịch, giá vàng thế giới liên tục tăng cao và duy trì quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce từ cuối năm 2023. Đến tháng 4/2024, giá vàng thế giới đã phá vỡ kỷ lục, vọt lên gần 2.400 USD/ounce, cao hơn rất nhiều so với mức giá trung bình năm 2019 - giai đoạn trước đại dịch.

Giá vàng thế giới tăng cao do tác động kép từ chính sách tiền tệ và bất ổn kinh tế - địa chính trị. Bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị gia tăng cũng góp phần củng cố vị thế "vùng trú ẩn an toàn" của vàng, khiến nhà đầu tư tìm kiếm nơi cất giữ tài sản an toàn và sinh lời.

Trong nước, trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, giá vàng đã liên tục lập đỉnh mới, giá vàng SJC đã có lúc đạt đỉnh tháng 4 là 85 triệu đồng/lượng và sang tháng 5 đã vượt 90 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử của thị trường vàng Việt Nam.

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa
Giá vàng kéo giãn khoảng cách với giá vàng thế giới (Ảnh minh họa)

Biến động giá vàng xảy ra có những khi liên tiếp nhau, thậm chí có những ngày giá vàng leo dốc một cách thẳng đứng, biên độ thay đổi giá lớn qua mỗi lần tăng giá. Có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Trong tháng 4, giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, đẩy giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên cùng chiều với giá vàng thế giới. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024 tăng 20,75%.

Thời điểm năm 2013, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng. Trong 1 năm đã có 76 phiên đấu thầu được tổ chức, chào bán tổng cộng 1.932.000 lượng vàng, bán thành công 1.819.900 lượng - tương đương 69,9 tấn vàng. Kết quả là ổn định được giá vàng. Thế nhưng, tại sao ở thời điểm năm 2024, càng đấu giá vàng thì giá lại càng tăng, kéo theo mức chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cũng tăng cao?

Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, giá vàng tăng lên lên trong thời gian vừa qua, trước hết có cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Trước tiên, giá vàng thế giới tăng, nhất là sau thời kỳ Covid-19. Đương nhiên, giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo đà thế giới. Nhưng điều quan tâm nhất chính là tại sao giá vàng trong nước lại tăng nhiều hơn giá vàng thế giới? Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng rộng.

Nguyên nhân tiếp theo là do độc quyền vàng miếng, doanh nghiệp hầu như không được nhập khẩu vàng. Như vậy đối với nhu cầu trong nước lại không đủ đáp ứng. Có thể nói, cơ chế đã tạo ra một sự cách biệt giữa vàng trong nước và thế giới.

Cùng với đó, nhãn hiệu vàng SJC được Nhà nước bảo hộ nên người mua rất yên tâm, bởi đó là sản phẩm tin cậy để đầu tư, tích trữ có giá trị. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng thấp nên người dân phải tìm chỗ nào đó để bỏ tiền vào. Trong xu thế nhìn thấy giá vàng tăng lên, kể cả những người không biết gì về vàng cũng sẽ mua, bởi tin rằng nó sẽ tiếp tục tăng. Như thế rõ ràng là cầu tăng lên, trong khi cung thì ngược lại. Điều này đẩy giá vàng lên cao.

“Để tăng cung thì Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đấu thầu, nhưng càng đấu thầu thì giá lại càng tăng, khoảng cách với giá vàng thế giới cũng tăng theo. Rõ ràng giải pháp đấu thầu là không đạt được mục tiêu. Tôi cho rằng, có lẽ việc đấu thầu – cụ thể là cơ chế đấu thầu lại là một tác nhân khiến giá vàng tăng”, TS. Hoàng Văn Cường nói.

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa
Người dân tin rằng giá vàng còn cao hơn nữa nên vẫn mua vào (Ảnh minh họa: BT)

Phân tích thêm về điều này, TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, giá sàn đấu thầu ban đầu cao hơn giá trị trường, thì đương nhiên người trúng thầu phải trả cao hơn giá sàn. Mà đã trúng thầu thì tức sẽ là người trả cao nhất, giá cao nhất, thì bán ra phải cao hơn nữa.

“Vậy mục tiêu của đấu thầu là chọn được người nào trả giá cao chứ không phải mục tiêu kéo giá vàng sát với thị trường. Theo tôi, đấu thầu vàng, nếu muốn giảm xuống sát với giá vàng thế giới thì phải đấu thầu ngược. Đơn vị nào trả giá thấp nhất thì người đó thắng thầu. Giá sàn tham chiếu để đấu thầu cũng phải lấy từ giá vàng thế giới chứ không phải là lấy giá trong nước”, TS. Hoàng Văn Cường nói.

Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Do đó, Ngân hàng Nhà nước hình dung kịch bản một lượng vàng lớn được tung ra sẽ trung hòa được nhu cầu từ thị trường. Qua đó tạo ra tác động tâm lý khiến người dân e ngại rủi ro, bán ra thị trường, đẩy giá đi xuống. Nhưng thực tế, sau mỗi phiên đấu thầu thất bại, giá ngay trong phiên đều quay đầu đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.

Đỉnh điểm ngày 10/5, giá vàng miếng SJC tăng vọt tới 3 - 4 triệu đồng/lượng dù giá thế giới đi ngang, và giá vàng trong nước lại cao hơn hẳn so với thế giới đến 20 triệu đồng/lượng. Nghịch lý, hay nói chính xác các doanh nghiệp trúng giá đấu thầu từ Ngân hàng Nhà nước qua các phiên đấu thầu với giá thấp hơn khoảng 1 triệu đồng/lượng so với thị trường ở thời điểm đó và cao hơn 14 - 15 triệu đồng giá quốc tế.

Với giá đó, người dân thấy rằng, doanh nghiệp sẽ phải bán ra với giá cao hơn nữa. Và cũng với giá đó Ngân hàng Nhà nước bán ra với giá cao hơn cả chục triệu đồng so với giá thế giới. Điều này tạo ra hiệu ứng tâm lý ngược trong ngắn hạn, đẩy giá vàng miếng tăng tốc, lên đến hơn 92,4 triệu đồng/lượng thời điểm ngày 10/5, mức chênh lệch với giá vàng thế giới lên đến 20 triệu đồng, đây là mức kỷ lục từ trước đến nay. Với giá đó người dân vẫn xếp hàng tranh mua vàng vì tin rằng, giá vàng còn tăng cao hơn nữa, có thể lên đến trên 100 triệu đồng/lượng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 25/7

Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 25/7

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, từ 15h ngày 25/7, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉ tăng thêm 274 đồng/lít; xăng RON95 giảm 294 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng thời được điều chỉnh giảm từ 310 - 433 đồng/kg/lít.
Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

(LĐTĐ) Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đây được xem là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp xuất khẩu cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng bứt phá, tuy nhiên, làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội mà FTA mang lại, đó là câu hỏi không chỉ của riêng đối với các doanh nghiệp.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

(LĐTĐ) Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt. Để đạt được kết quả như vậy, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng liên tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động