Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!
Thông tin chính thức vụ "người phụ nữ bán 500.000 đồng 3 quả dứa" Vụ lái xe taxi "chặt chém" du khách: Tài xế ra trình diện cơ quan Công an |
Đơn cử như mới đây, một trường hợp lái xe taxi “chặt chém” 500.000 đồng của một cặp vợ chồng người Pháp khi lần đầu đặt chân đến Hà Nội du lịch cho quãng đường được mô tả là chỉ gần 100 m. Chưa hết, khi vợ chồng vị khách du lịch này bỏ quên đồ, quay lại taxi để lấy, tiếp tục bị đòi “phí” trông giữ thêm 500.000 đồng.
Dẫu cơ quan công an đã và đang tiến hành xác minh để xử lý nghiêm các vụ việc trên, song ở góc độ dư luận, vụ việc này ảnh hưởng đến ngành Du lịch Thủ đô, đặc biệt là hình ảnh của Thành phố.
Ai cũng biết và đều công nhận, Hà Nội là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới. Du khách đến Thủ đô không những thưởng thức phong cảnh đẹp, thụ hưởng “thiên đường” ẩm thực mà còn cảm thấy an tâm khi không phải lo lắng đến vấn đề an ninh, cướp giật, trộm cắp. Tuy nhiên, vì lòng tham, không ít người, làm việc, hành nghề trong các lĩnh vực dịch vụ (lái xe, bán hàng…) đôi khi vẫn ngang nhiên “chặt chém” hoặc hành xử với du khách không đẹp.
Vẫn biết, những vụ việc trên đa số tập trung vào những lao động còn khó khăn lên thành phố mưu sinh. Song bất luận hoàn cảnh gì, một khi những hành xử phản cảm đó được đưa lên không gian mạng, hệ thống thông tin trong kỷ nguyên số, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, uy tín của địa phương, thành phố đó. Thử hỏi, với những khách du lịch đang chuẩn bị hoặc có ý định đến Hà Nội du lịch mà đón nhận được những thông tin về vấn nạn “chặt chém” họ sẽ nghĩ thế nào?
Đành rằng như đề cập, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế có rất đông người lao động tìm đến lập nghiệp, mưu sinh, trong khi mặt bằng dân trí không giống nhau. Một số lao động phổ thông như bán hàng rong, lái xe dù, xe công nghệ…, do không nhận thức hết những hậu quả của việc mình làm, nên cứ thấy “tây” là “chặt chém” để kiếm tiền.
Vì vậy, để không xảy ra tình trạng trên; để không còn những hình ảnh phản cảm xuất hiện trên không gian mạng, có lẽ chính quyền các cấp, đặc biệt những địa bàn trọng điểm về du lịch, thường xuyên có du khách tới tham quan, du lịch, mua sắm… nên rà soát các đối tượng lao động tự do để tuyên truyền, phổ biến những tác hại và hậu quả từ những hành động “chặt chém”, hay các hành động thiếu văn minh đối với du khách mà họ mang lại. Đồng thời, cũng phải tiến hành xử phạt nghiêm khắc để nêu gương đối với các đối tượng trên. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Thủ đô trong mắt du khách.
H.Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00