(LĐTĐ) Cách đây 75 năm, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước. Đây là sự kiện chính trị quan trọng trong lịch sử nước ta khi lần đầu tiên toàn thể nhân dân được hưởng quyền làm chủ trong việc sáng suốt lựa chọn, bầu ra những người đại diện xứng đáng thay mặt nhân dân gánh vác công việc chung của đất nước.
(LĐTĐ) Chiều 5/1, Thành ủy - Đoàn đại biểu Quốc hội - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội long trọng tổ chức cuộc gặp mặt các thế hệ đại biểu Quốc hội thành phố nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946 - 6/1/2021).
Ban Chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm Trưởng ban.
Tối 30/11, TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Nghệ An (1030-2020) và đón nhận bằng di tích Quốc gia đặc biệt Đình Hoàng Sơn.
(LĐTĐ) Với 446/453 (chiếm 92.53%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua chiều 13/11. Trong đó, các đại biểu Quốc hội cũng biểu quyết tán thành không bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước trong xử phạt hành chính...
(LĐTĐ) Chiều ngày 13/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Cư trú (sửa đổi), với 449/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93.15% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết). Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, theo đó, đối với Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật cho đến hết ngày 31/12/2022.
Sáng nay (12/11) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 2020/QH14 phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với bà Nguyễn Thị Hồng và 2 thành viên Chính phủ khác là Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021.
(LĐTĐ) Với 89,21% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Dự thảo Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 chính thức được Quốc hội thông qua ngày 11/11. Trong đó, Nghị quyết xác định 12 tiêu chí chủ yếu là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%. Quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%...
(LĐTĐ) “Đề nghị Quốc hội giao cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu mô hình đường sắt đô thị tư nhân kiểu Tokyo, để nhà đầu tư tham gia đầu tư tuyến đường sắt đô thị và hưởng lợi từ việc khai thác quỹ đất tại các tuyến còn dư địa…”, đó là đề nghị của đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường – Đoàn Hà Nội khi đề cập đến vấn đề phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tại phiên họp Quốc hội sáng 3/11.
(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 02/11, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.
(LĐTĐ) Thực hiện Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chiều 26/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(LĐTĐ) Cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, tại phiên thảo luận trực tuyến, đa số đại biểu đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ các các cơ quan liên quan trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường; “tham nhũng được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng tình hình tham nhũng “vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện”.
(LĐTĐ) Báo cáo về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật đạt được nhiều kết quả tích cực...Tuy nhiên, thảo luận về vấn đề này một số đại biểu Quốc hội cho rằng, kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với tình hình trên thực tế cụ thể tại một số lĩnh vực như: tài nguyên môi trường, hàng giả, buôn lậu, tham nhũng…
(LĐTĐ) Cho ý kiến về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020, đa số đại biểu tán thành với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra và cho rằng công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đạt nhiều chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội. Tuy nhiên, kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với tình hình trên thực tế, nhất là vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực tài nguyên môi trường, hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại; tội phạm, vi phạm pháp luật về chức vụ, tham nhũng.
(LĐTĐ) Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, có một số ý kiến đề nghị không chuyển thẩm quyền quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an…