Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chính thức trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 để áp dụng từ ngày 1/7 tới, trùng với thời điểm cải cách tiền lương…
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu? Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?

Sau khi hoàn thiện lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ LĐTBXH vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng. Thời điểm tăng lương từ ngày 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực công. Với mức đề xuất trên, lương tối thiểu vùng 1 dự kiến tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng. Lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6%. Vùng 1 nâng lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 lên 18.600 đồng; vùng 4 lên 16.600 đồng.

Bộ LĐTBXH nhìn nhận với mức tăng từ 200.000 - 280.000 đồng, tương ứng tỷ lệ bình quân 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành, cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm nay. Mức tăng này cũng dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025 cho người lao động.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7
Tăng lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Ảnh minh họa.

Theo Bộ LĐTBXH, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng hiện nay là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, đồng thời, cần tăng tiền lương của người lao động để phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bởi theo tính toán của bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng Tiền lương Quốc gia, với dự kiến CPI năm 2024 tăng khoảng 4% - 4,5%, thì mức lương tối thiểu hiện nay không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại thời điểm năm 2024.

Trong khi đó, hiện các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2023 đạt 5,05%, quý I năm 2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, hiện thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn. Tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.

Đặc biệt, từ ngày 1/7, tiền lương của các đối tượng thuộc khu vực Nhà nước sẽ được điều chỉnh tăng. Vì thế, nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động thuộc khu vực doanh nghiệp, sẽ không bảo đảm cân đối và phát sinh so sánh, so bì giữa các khu vực.

Ngoài đề xuất mức tăng lương tối thiểu, Bộ LĐTBXH cũng đề nghị cập nhật, điều chỉnh lại phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu theo ý kiến của các địa phương, để phù hợp với tình hình thực tế.

Nếu được Chính phủ thông qua, đây sẽ là lần thứ 2 trong 4 năm, lương tối thiểu vùng tăng vào đầu tháng 7, sau kỳ điều chỉnh hồi 1/7/2022. Theo thông lệ, lương tối thiểu vùng thường tăng vào ngày 1/1 hằng năm.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyến metro số 1: Giải quyết khiếu nại của nhà thầu bằng Trung tâm trọng tài

Tuyến metro số 1: Giải quyết khiếu nại của nhà thầu bằng Trung tâm trọng tài

(LĐTĐ) Hàng loạt vấn đề như điều chỉnh thời gian thi công, đội vốn, khiếu nại của nhà thầu… đang khiến dự án đường sắt đô thị tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa thể hoàn thành dù khối lượng tổng thể hiện đã đạt tới 98,31%.
Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.

Tin khác

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tập trung chỉ đạo công đoàn (CĐ) cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động phối hợp các ngành chức năng nắm sát tình hình chi trả lương, thưởng Tết và các chế độ chính sách của doanh nghiệp (DN) đối với người lao động (NLĐ) theo quy định pháp luật nhằm hạn chế tối đa tranh chấp lao động tập thể.
Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều sửa đổi quan trọng, đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Một trong những điểm mới là đề xuất mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Theo đó, ngoài hai chế độ (hưu trí và tử tuất) như hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng trợ cấp thai sản (do ngân sách Nhà nước đảm bảo) và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

(LĐTĐ) Hơn một nửa lực lượng lao động trong cả nước là lao động phi chính thức. Tuy nhiên, đa phần trong số này chưa tiếp cận được với vấn đề an sinh xã hội...
Đề xuất người lao động đóng bù nợ bảo hiểm xã hội: Bất hợp lý!

Đề xuất người lao động đóng bù nợ bảo hiểm xã hội: Bất hợp lý!

(LĐTĐ) Nhằm bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), đang được trình Quốc hội xem xét đã đề xuất trong trường hợp nếu tính cả thời gian chậm đóng, trốn đóng mới đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất...
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?

Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý Sức khỏe, An toàn và Môi trường và hỗ trợ cải tiến quy trình O&M cho các dự án thủy điện do cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Mới đây, đoàn công tác gồm 15 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tới tham quan, học tập kinh nghiệm tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo danh tiếng ở Bỉ.
Công ty Cổ phần Đào tạo Hàng không Raymond: Lạ lùng cách chấm dứt hợp đồng với người lao động

Công ty Cổ phần Đào tạo Hàng không Raymond: Lạ lùng cách chấm dứt hợp đồng với người lao động

(LĐTĐ) Không chỉ phản ánh bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với lý do “không hoàn thành nhiệm vụ”, nhưng lại không có bất kỳ biên bản đánh giá công việc nào; chị Nguyễn Thanh Thủy còn phản ánh Công ty cổ phần Đào tạo Hàng không Raymond vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH)…
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

(LĐTĐ) Theo Luật Việc làm 2013, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức. Riêng đối tượng quân đội, công an, cơ yếu được giữ lại phụ cấp thâm niên nghề để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
Xem thêm
Phiên bản di động