Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò và sứ mệnh đặc biệt quan trọng. Ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố, báo chí cũng đóng vai trò là “cầu nối” giúp người dân đến gần hơn các đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đồng thời, mang tiếng nói của người dân đến với các cấp chính quyền.
Phát huy vai trò của báo chí Cách mạng trong sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô Xây dựng đô thị thông minh không thể thiếu vai trò của báo chí ​Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông dân số

Kênh thông tin quan trọng

Hiện nay, có thể khẳng định báo chí đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội. Ở mỗi loại hình, báo chí đều bám sát vào đặc điểm, tình hình thực tiễn của mỗi địa phương để thông tin, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, với phương châm “hướng mạnh về cơ sở”. Ví dụ điển hình như trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, thời gian qua, các cơ quan báo chí, truyền thông đã tích cực tuyên truyền chủ trương, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Y tế, các cấp chính quyền nhằm nâng cao ý thức người dân, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền
Báo chí đóng góp vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền thông tin từ cơ sở. Ảnh: K.Tiến

Nói về vai trò của báo chí, ông Phạm Văn Hà, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận Khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Có thể nói, chưa bao giờ thông tin báo chí lại được người dân theo dõi sát sao như thời điểm xảy ra dịch Covid-19 và cũng ít có khi nào thông tin trên báo chí lại dồi dào, minh bạch và đồng loạt như vậy.

Không chỉ chung sức, báo chí còn là lực lượng xung kích trên mặt trận thông tin với việc phát huy sức mạnh đa loại hình, đa phương tiện, đa ngôn ngữ trong tuyên truyền phòng, chống dịch. Đã có những tác phẩm báo chí ra đời trong thời điểm dịch căng thẳng, những phóng viên, nhà báo sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để ghi nhận tình hình, công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện, khu cách ly.

“Trước thực trạng “ma trận” thông tin về dịch bệnh xuất hiện trên mạng xã hội khiến người dân hoang mang, lo lắng thì thông tin báo chí đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong định hướng dư luận xã hội, mang đến thông tin chính thống để người dân bình tĩnh, không hoang mang nhưng cũng không chủ quan trước dịch bệnh.

Thông qua báo chí, người dân không chỉ cập nhật kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh tại các địa phương, trong nước, quốc tế mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng tránh dịch bệnh”, ông Phạm Văn Hà chia sẻ.

Bên cạnh nhưng tin tức thời sự, những thông tin tích cực, hành động tử tế, những câu chuyện đẹp trong thời dịch được báo chí chuyển tải đã mang đến luồng gió mới, góp phần mang đến sự lạc quan, tinh thần đoàn kết, sẻ chia hướng đến mục tiêu chiến thắng đại dịch. Đặc biệt, sự đồng hành của báo chí trong ghi nhận sự đóng góp của các lực lượng trong tuyến đầu chống dịch đã mang đến nguồn động viên, cổ vũ lớn đối với đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội…

Đặc biệt, khi Việt Nam bước sang trạng thái bình thường mới, tỷ lệ tin bài liên quan đến dịch Covid-19 vẫn được các cơ quan báo chí tiếp tục duy trì liên tục. Tin, bài về phục hồi, phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh.

Đề cao vai trò của báo chí ngay từ cơ sở, bà Hoàng Thanh Mai, Tổ trưởng Tổ dân phố 19 (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, thời gian qua, bà cũng như những người dân tại địa phương luôn theo sát những thông tin từ các nguồn chính thống.

“Tôi nhận thấy, báo chí đã kịp thời bám sát các lĩnh vực đời sống xã hội, phản ánh những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Báo chí cũng quan tâm phản ánh những khó khăn của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kết nối họ với những tấm lòng, sẻ chia trong cộng đồng.

Ngoài ra, báo chí cũng thể hiện tính chiến đấu trong việc phát hiện, phản ánh tình trạng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát…”, bà Hoàng Thanh Mai chia sẻ.

Là “tiếng nói” của mỗi người dân

Từ trước đến nay, Báo chí Việt Nam được Đảng ta gọi là “báo chí cách mạng”. Do đó, hơn ai hết, đội ngũ người làm báo đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trước thời đại mới. Mỗi người làm báo tự trang bị cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ sắc bén, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thần dũng cảm tiến công. Trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, trên hành trình chinh phục đam mê nghề nghiệp của mình, những người làm báo chân chính đã chọn hướng “đi về phía nhân dân”, là tiếng nói của mỗi người dân.

Điển hình, mới đây, báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Vai trò của báo chí không chỉ tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật nâng cao nhận thức của người dân. Báo chí đã tập trung đưa các thông tin tích cực để lấn át các thông tin tiêu cực, lan tỏa những thông tin tích cực trong xã hội…

“Đặc biệt, các cơ quan báo chí đã góp phần đưa nguyện vọng, tiếng nói của người dân chúng tôi đến các cấp chính quyền”, bà Hồ Thị Thanh Tâm (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết.

Trước đó, trong hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn, nông nghiệp trên cả nước, đặc biệt tại Hà Nội đã có sự khởi sắc nhất định. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, đời sống của nông dân từng bước nâng lên. Các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được đầu tư, triển khai thực hiện góp phần đổi mới diện mạo nông thôn.

Theo ông Trần Quang Huy, Bí thư Chi bộ thôn An Hiền (xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đạt được kết quả đó, trước hết là công sức của nhân dân, sự của lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, có sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, những người làm báo góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để cán bộ và nhân dân thực hiện.

Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân thông qua việc phản ánh những kiến nghị, nguyện vọng của người dân về những bất cập, những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương đã mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nhiều chương trình được đánh giá là đặc sắc, thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

Thời gian qua, với những nỗ lực của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền kịp thời trong việc thực hiện chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, các cấp chính quyền cũng như người dân đã ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan báo chí. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên các cơ quan báo chí đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức sản phẩm báo chí, đáp ứng yêu cầu thông tin của bạn đọc ngay từ cơ sở./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.

Tin khác

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

(LĐTĐ) Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam tổ chức khởi động chương trình Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” với mục đích gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa Monte cho các trẻ em nghèo Tây Nguyên.
Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội phụ nữ vào việc đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Lễ Quốc tang là nghi thức lễ tang cao nhất tại Việt Nam, áp dụng cho các lãnh đạo cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chi tiết 16 nội dung về quy trình, tổ chức, nghi thức... trong Lễ Quốc tang.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Xem thêm
Phiên bản di động