Multimedia
27/07/2024 17:32
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

27/07/2024 17:32

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm
Tại Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), công nghiệp văn hóa đã được đề cập chính thức trong Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Ngày 8/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu cụ thể hơn, nhấn mạnh mối quan hệ giữa công nghiệp văn hóa với “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam và việc tiếp thu, vận dụng có chọn lọc, sáng tạo những thành tựu, giá trị văn hóa của nhân loại.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Đặc biệt, Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2025 đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, làm bước đột phá phát triển văn hóa Thủ đô, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống tinh thần của Nhân dân. Với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi quận Tây Hồ xác định phấn đấu là trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ Trần Thị Thu Hường chia sẻ, Tây Hồ mang trong mình nhiều trầm tích văn hóa đặc sắc. Đó là Hồ Tây mênh mang sóng nước, là hơn 20 di tích lịch sử mang dấu ấn đậm nét của Kinh thành Thăng Long như Chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ... cùng với đó là những lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống: Giấy dó Yên Thái, hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, trồng sen và ướp trà sen Quảng An, xôi Phú Thượng.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Nhận thức rõ tiềm năng, thế mạnh của mình, Quận ủy Tây Hồ đã cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 09-NQ/TU bằng việc ban hành Nghị quyết số 10-NQ/QU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030", trong đó, quan điểm xuyên suốt của quận là phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ-du lịch, văn hóa của Thủ đô; tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Tây Hồ như: Du lịch văn hóa gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa; các sản phẩm làng nghề truyền thống, lễ hội truyền thống và không gian sáng tạo, nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực...

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Quận ủy luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, được coi là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô. Vì vậy, quận đã và đang tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Ngoài đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về văn hóa từ quận đến cơ sở, quận luôn xác định mỗi một người dân sinh sống trên địa bàn chính là nguồn nhân lực quan trọng để quảng bá. Ngoài ra, còn có các hạt nhân là văn nghệ sĩ, trí thức, các nhà khoa học đang sinh sống trên địa bàn quận cũng là một nguồn lực quan trọng cho phát triển văn hóa, đặc biệt là phát triển công nghiệp văn hóa.

Mặc dù có nhiều lợi thế, tiềm năng và điều kiện tự nhiên để phát triển song như nhiều địa phương khác, quận Tây Hồ cũng có những khó khăn khách quan nhất định. Hướng đến việc tận dụng tiềm năng, lợi thế của quận, giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài nhiều năm, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ nhận thấy cần phải có một “cú hích” mạnh mẽ nhằm tạo động lực để cán bộ trong toàn hệ thống chính trị quận thật sự năng động, đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Theo đó, ngay từ đầu năm 2022, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt quận. Từ bước đầu mỗi đồng chí lãnh đạo chủ chốt đăng ký đảm nhận từ 1-2 việc và Ban Thường vụ Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận phê duyệt 53 nội dung đăng ký của 51 đồng chí vào năm 2022, đến năm 2023, Ban Thường vụ Quận ủy chỉ đạo mỗi cán bộ chủ chốt đăng ký đảm nhận từ 2 việc mới, việc khó trở lên và đã tiến hành phê duyệt 163 nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của 54 đồng chí.

Không dừng lại việc phát huy tinh thần “7 dám” của đội ngũ cán bộ chủ chốt, việc đăng ký việc mới, việc khó còn lan rộng ra toàn thể đội ngũ đảng viên trên địa bàn quận. Nhằm phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên, với việc ban hành Kế hoạch xây dựng “Chi bộ 4 tốt”; “Đảng viên 4 tốt”, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đề ra tiêu chí “Đảng viên 4 tốt” là đảng viên phải gương mẫu trong mọi công việc, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng đã triển khai đến đảng viên đăng ký việc mới, việc khó, những nội dung đăng ký của đảng viên không phải những việc “xa vời” mà xuất phát từ chính thực tiễn nơi đảng viên sinh hoạt như: Các đảng viên khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp đăng ký các nội dung việc mới, việc khó trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; các đồng chí đảng viên ở khu dân cư đăng ký các nội dung cụ thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân cũng như người thân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tại các tổ dân phố, tích cực tham gia các hoạt động chung, xây dựng tổ dân phố sáng - xanh - sạch - đẹp góp phần xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm
Qua việc đảm nhận, đăng ký giải quyết việc khó khăn, phức tạp đã xuất hiện nhiều gương đảng viên điển hình trong việc dám nghĩ, dám làm, dám đảm đương những nhiệm vụ khó khăn phức tạp vì lợi ích của chính địa phương, đơn vị, ngay từ khu dân cư. Trường hợp ông Lê Huy Hưng - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 14, phường Phú Thượng là ví dụ. Theo đó, xác định rõ vai trò gương mẫu đi đầu, suốt hơn 10 năm nay ông Hưng luôn tích cực nêu gương trong các hoạt động công tác, xây dựng lối sống, dân vận khéo, đi đầu trong các phong trào, làm gương, làm mẫu để nhân dân cảm mến tôn trọng và ủng hộ.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Không khó để thấy, trong giai đoạn Hà Nội gồng mình chống dịch Covid-19, tại Tổ dân phố, cán bộ đảng viên luôn nêu gương đi đầu trong công tác ủng hộ rồi gửi thư kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc phường đến từng gia đình. Nhờ công tác dân vận khéo và thông tin phương pháp ủng hộ thông qua tài khoản của khu dân cư, hàng ngày thông tin cụ thể về số liệu và người ủng hộ đã được thông tin công khai trên hệ thống. Nhờ đội ngũ cán bộ dân vận khéo, nhân dân đồng lòng, cách làm sáng tạo áp dụng 4.0 mà chỉ trong thời gian ngắn Quỹ vận động ủng hộ đạt rất cao ở một khu dân cư có số hộ dân khiêm tốn. Tại hội nghị tiếp nhận ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống đại dịch Covid-19 phường Phú Thượng đợt 1, ngày 16/6/2021, ông Lê Huy Hưng đã trao tặng 170 triệu đồng và đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Thượng khen thưởng.

Với vai trò gương mẫu của mình, ông Hưng đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, quy định của địa phương, chấp hành tốt quy ước của tổ dân phố, từ đó các chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào cuộc sống.

Tương tự, ông Đỗ Văn Thái - Đảng ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy phường Bưởi cũng là một trong những nhân tố tích cực, sẵn sàng lăn xả, dấn thân để giải quyết những “việc khó”. Theo tìm hiểu, ông Đỗ Văn Thái đã tích cực tuyên truyền, vận động, hòa giải việc tranh chấp đất đai tồn tại qua nhiều năm tại ngõ 370 Thụy Khuê. Qua việc hoà giải trong tranh chấp đất đai đã giúp giải quyết từ gốc các mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình, cộng đồng, từ đó khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Với trường hợp ông Lê Văn Thanh - Bí thư Chi bộ 16, Đảng bộ phường Xuân La cũng vậy. Khi đảm nhận “việc khó”, ông Lê Văn Thanh đã phát huy vai trò đi đầu, đặc biệt ông phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân phường Xuân La tổ chức thành công Hội nghị chung cư 6th Element lần đầu, bầu Ban Quản trị, phối hợp giải quyết các kiến nghị của cư dân góp phần xây dựng chung cư 6th Element, phường Xuân La là một chung cư văn minh…

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Lại nói thêm về một trong những sáng tạo trong xử lý “việc khó” tại địa bàn quận Tây Hồ, không thể không kể đến công tác hòa giải ở cơ sở. Thực tế, công tác này đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Theo tìm hiểu, hiện địa bàn quận Tây Hồ có 108 Tổ hòa giải tại 108 Tổ dân phố với 665 hòa giải viên. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả. Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận đã phát sinh 957 vụ việc, liên quan đến mâu thuẫn tranh chấp trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng, môi trường, sinh hoạt cộng đồng, các Tổ hòa giải cơ sở đã tổ chức hòa giải thành 815 vụ việc, đạt 85%.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận chỉ đạo các phòng, ngành, Ủy ban nhân dân các phường chủ động phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền hòa giải, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở, nhất là xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”. Tổ hòa giải 5 tốt đã chủ động, kịp thời nắm bắt và hòa giải những mâu thuẫn phát sinh, những vấn đề dân sinh bức xúc. Hằng tháng, hằng quý đều tổ chức họp giao ban để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tiếp theo. Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận Tây Hồ đã có 282 Tổ hòa giải được công nhận là “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả, bà Nguyễn Thục Lương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, 10 năm qua, Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân luôn chú trọng triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ hòa giải một cách đồng bộ, hiệu quả. Hiện nay, phường có 9 Tổ hòa giải với 88 hòa giải viên. Đội ngũ hòa giải viên của phường đa số là thành viên của Ban công tác Mặt trận, Chi hội đoàn thể, tổ dân phố, có tinh thần trách nhiệm thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của tổ dân phố, thông qua các hoạt động hằng ngày, hòa giải viên nắm được các mâu thuẫn mới phát sinh, mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong tổ dân phố. Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp cần hòa giải, tùy thuộc tính chất, mức độ vụ việc mà Tổ trưởng Tổ hòa giải lựa chọn, cử hòa giải viên phù hợp để tổ chức hòa giải vụ việc theo quy định. 10 năm qua, Tổ hòa giải của phường đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải 73 vụ việc, hầu hết số vụ việc được hòa giải thành và đạt tỉ lệ cao.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Ngay từ cấp cơ sở, các thành viên trong Tổ hòa giải cũng luôn nhiệt huyết, trách nhiệm thực hiện hiệu quả công việc. Trong 10 năm qua, Tổ dân phố số 7 phường Phú Thượng luôn là tổ dân phố văn hóa, không có điểm nóng về trật tự an ninh, bà con sống đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm được củng cố, không có các vụ việc khiếu kiện tụ tập đông người, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương được thực hiện nghiêm cũng là nhờ làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

“Thông qua các vụ hòa giải chúng tôi mới thấy được sự phức tạp và khó khăn của hòa giải viên khi phải hòa giải một vụ việc nào đấy. Bởi trong công tác hòa giải, không phải lúc nào mình đưa những điều đã học hoặc áp dụng Luật hòa giải mà thành công, thực tế đã chứng minh có những vụ tưởng không thể thành công thì lại bắt đầu bằng những điều đơn giản. Chúng tôi cho rằng hòa giải phải xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật, sự chân thành và biết vận dụng sáng tạo tình cảm vào công tác hòa giải thì sẽ thành công”, ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng chia sẻ.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Trở lại với câu chuyện triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn trên địa bàn quận, theo tìm hiểu, đến nay, toàn quận Tây Hồ đã có 7.126/7.560 (94%) đảng viên đăng ký thực hiện việc mới, việc khó. Qua 2 năm triển khai thực hiện việc đăng ký việc mới, việc khó, quận Tây Hồ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Tiêu biểu trong đó có nhiều nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, tồn tại nhiều năm được xử lý triệt để như: Việc di dời thành công các phương tiện thủy nội địa đang neo đậu tại khu vực đầm Bảy ra khỏi Hồ Tây; triển khai thực hiện xong 8 kết luận thanh tra với 55 nội dung (đạt 88,7%); thu hồi diện tích đất còn lại không đủ điều kiện xây dựng sau giải phóng mặt bằng dự án mương thoát nước Hà Nội (giai đoạn II) tại phường Bưởi; sau 12 năm tuyên truyền vận động thành công một gia đình đồng ý di chuyển chỗ ở ra khỏi địa chỉ 18 Tam Đa để Ủy ban nhân dân phường Thụy Khuê thực hiện Dự án xây dựng nhà sinh hoạt khu dân cư; xử lý dứt điểm vi phạm Quán Sen Đầm Trị…

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Đánh giá kết quả hai năm Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai thực hiện đăng ký đảm nhận, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, những kết quả đã đạt được cho thấy việc chỉ đạo thực hiện đăng ký việc mới, việc khó là một trong những minh chứng rõ nét về việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Thường vụ Quận ủy đối với nhiệm vụ chính trị của quận bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Hơn hết, việc đăng ký việc mới, việc khó đã không chỉ dừng lại ở việc phát huy vai trò trách nhiệm của tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu trong giải quyết khó khăn, phức tạp của quận, việc làm này còn tạo ra một khí thế mới, một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị quận trong việc chung tay, góp phần xây dựng quận Tây Hồ “văn hiến, văn minh, hiện đại”.

“Phát huy những kết quả đã đạt được, trong nhiệm kỳ này và trong những năm tiếp theo, quận Tây Hồ sẽ tiếp tục triển khai chương trình đăng ký, đảm nhận giải quyết các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đối với những cán bộ chủ chốt, đảng viên của quận” - Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Rõ ràng, từ việc triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt trên địa bàn quận Tây Hồ đã có không ít cách làm hay, sáng tạo nảy sinh. Hoạt động này cũng cho thấy sự vận dụng khéo léo việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đời sống thực tiễn.

Việc làm này cũng trực tiếp tạo động lực để mỗi cán bộ trong hệ thống chính trị quận đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ; khơi dậy khát vọng đổi mới, sáng tạo, cống hiến của toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn, góp phần xây dựng quận Tây Hồ sớm trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Nội dung: Nguyễn Hoa - Đinh Luyện

Thiết kế: P.Thắng