GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân (GS.VS.NGND) Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.
Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây

Hội thảo nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc cho sự phát triển lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam; đồng thời thông qua Hội thảo tiếp tục phát triển những giá trị khoa học trong các công trình nghiên cứu của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc vào thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) hiện nay, góp phần lan tỏa tấm gương sáng của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục mẫu mực trong toàn ngành và toàn xã hội.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam
Trước khi diễn ra Hội thảo, các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Đây là hội thảo đặc biệt, mang tính khoa học, tính thực tiễn, ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc.

Dành sự trân trọng cho những cống hiến, đóng góp của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc là một nhà khoa học, nhà giáo, một nhà quản lý, một chính trị gia, một nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục, đã có một khoảng thời gian rất dài và có nhiều đóng góp nổi bật, to lớn cho giáo dục nước nhà.

Với tư cách là nhà khoa học, ông đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học giáo dục Việt Nam, những nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục, triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục. Nhiều nghiên cứu khoa học của ông đã có đóng góp làm phát triển ngành tâm lý học, khoa học giáo dục nói chung và có đóng góp trong phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ hiện đại nói riêng.

Với tư cách là nhà quản lý, trải qua nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt là cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã có những quyết sách đổi mới giáo dục vào thời kỳ đất nước đã độc lập thống nhất nhưng cũng là giai đoạn cực khó khăn, giáo dục đầy thách thức. Phương châm chỉ đạo của giai đoạn thử thách đó được ông đề ra là: “Giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển cái cần thiết”. Đó là tinh thần mang tính tình thế, có kế thừa và lựa chọn cái cần làm phù hợp với hoàn cảnh, nó cũng mang tính kế thừa, một tinh thần quan trọng của giáo dục.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội thảo.

Với tư cách là người đứng đầu ngành Giáo dục, ông đã có nhiều đề xuất và chỉ đạo triển khai mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000… Những kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn giáo dục nước nhà của ông hiện vẫn còn nhiều ý nghĩa tham khảo đối với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay, đặc biệt là phát triển nền giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện theo tinh thần Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Hoạt động khoa học và thực tiễn của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc để lại cho những người quản lý giáo dục ngày nay nhiều bài học quan trọng. Trong đó có bài học về việc phát triển khoa học tâm lý, lấy khoa học tâm lý làm gốc căn cơ nền tảng để phát triển khoa học giáo dục. Đó là tầm nhìn xa về chính sách trong giáo dục, là tinh thần bám sát thực tiễn, tinh thần đề cao công bằng trong giáo dục, tinh thần nhân văn trong giáo dục…”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học bởi những đóng góp cho Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Các bài viết và ý kiến tại Hội thảo không chỉ giúp cho việc làm sáng tỏ và tôn vinh một sự nghiệp, mà còn đóng góp cho việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử giáo dục Việt Nam, khoa học giáo dục Việt Nam. Bộ GD&ĐT trân trọng thụ hưởng những kết quả khoa học này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng bày tỏ những điều may mắn, hạnh phúc từ góc độ là hậu học, hậu sinh, hậu bối, hậu kế của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc. Đó là may mắn, hạnh phúc khi có những người thầy lớn, bậc tiền bối để có chỗ dựa và hỏi han; có những nền tảng gốc mà những tiền bối đã gây dựng một cách chắc chắn từ trước để nay kế thừa; có bài học lớn, tấm gương sáng để tiếp nối, soi sửa và noi theo.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam
Do tuổi cao, GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc tham dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Qua ghi nhận, Hội thảo khoa học “GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” nhận được hơn 30 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cả nước. Nội dung các tham luận đã khẳng định những đóng góp quan trọng của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc.

Cụ thể, GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc đã công bố một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó có những công trình đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Đó là nguồn tài liệu quan trọng góp phần phát triển tâm lý học giáo dục hiện đại. Các công trình của ông đã luận giải, khái quát nhiều khái niệm, phạm trù khoa học mới về tâm lý học, giáo dục học, góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú lý luận về tâm lý học và giáo dục học hiện đại.

Những công trình nghiên cứu về triết lý giáo dục Việt Nam, nghiên cứu về giá trị học, giá trị con người Việt Nam, nghiên cứu về con người… không chỉ có giá trị định hướng, dẫn dắt cho xu hướng phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam trong các thời điểm mang tính bước ngoặt mà còn là cơ sở khoa học đề đề xuất các chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển GD&ĐT trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế.

Trong quản lý, với cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã từng đưa ra những quyết sách giáo dục đổi mới vào thời điểm nhiều khó khăn của giáo dục. Ông luôn bám sát thực tiễn giáo dục ở mọi vùng miền đất nước. Nhờ đó đã đề xuất được nhiều giải pháp quản lý phù hợp với thực tiễn. Ông đã có công lớn trong thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thăm hỏi, trò chuyện với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Anh (phu nhân GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc) tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, bên cạnh những đánh giá về đóng góp, cống hiến với khoa học giáo dục nước nhà, nhiều câu chuyện, kỷ niệm về con người, phong cách, sự chân thành trong cả công việc và cuộc sống của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc đã được chia sẻ. Các nhà khoa học, nhà sư phạm đồng thời đã gửi một số kiến nghị tới Bộ GD&ĐT về việc lưu giữ, tiếp tục phát huy những giá trị, kết quả nghiên cứu, đóng góp, cống hiến của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc.

Thay mặt Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, trao đổi, kiến nghị và cho biết sẽ có những chỉ đạo để triển khai phù hợp. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, sau hội thảo hôm nay sẽ cần có những hội thảo khoa học chuyên sâu tiếp theo, bởi đổi mới giáo dục hiện nay trọng tâm là phát triển con người có phẩm chất, năng lực, việc đó vừa phải được tiến hành mạnh mẽ, vừa phải có nền tảng để đi vào bài bản.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Mậu Bành (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam) nhấn mạnh: Hội thảo khoa học “GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” không phải là để đánh giá về một nhà khoa học lớn trong lĩnh vực giáo dục mà là dịp để tri ân GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam.

Đó là sự tri ân đối với các công trình nghiên cứu khoa học đã nâng cao nhận thức về các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học; tri ân về một tầm nhìn chiến lược, toàn diện, khoa học và sâu sắc về giáo dục Việt Nam; tri ân về tình cảm chân thành, thấu hiểu, ân tình của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc - một người thầy, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục luôn đau đáu với giáo dục nước nhà.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông

(LĐTĐ) Có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ý thức của người tham gia giao thông đang có sự chuyển biến tích cực. Dễ nhận thấy nhất, tại một số tuyến đường có mật độ phương tiện cao, dù còn ùn ứ, nhưng đã chấm dứt tình trạng người dân chen lấn đi lên vỉa hè, dừng xe quá vạch và vượt đèn đỏ.
Quận Thanh Xuân phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025

Quận Thanh Xuân phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân yêu cầu việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) phải thiết thực, hiệu quả, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

(LĐTĐ) Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt vào lúc 10h33 ngày 15/1 (8h33 giờ Hà Nội).
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức: Tham gia hiệu quả các phong trào thi đua

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức: Tham gia hiệu quả các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã chú trọng công tác tuyên truyền trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó giúp ổn định tình hình tư tưởng CNVCLĐ, tham gia hiệu quả các phong trào thi đua do các cấp, các ngành tổ chức.
Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập

Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí, giao thông đi vào nền nếp,…
Giá xăng dầu hôm nay (15/1): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (15/1): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (15/1/2025), giá dầu thế giới quay đầu giảm khi dự báo nhu cầu dầu của Hoa Kỳ ổn định vào năm 2025 trong khi nâng dự báo về nguồn cung. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 77,95 USD/thùng, giảm 1,08%; giá dầu Brent ở mốc 80,27 USD/thùng, giảm 0,9%.
Tỷ giá USD hôm nay (15/1): Đồng USD bất ngờ giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (15/1): Đồng USD bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (15/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,76%, xuống mức 109,19.

Tin khác

5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT, có 5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT.
Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba

Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lưu ý các Sở GD&ĐT khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba theo quy định.
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026

Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026

(LĐTĐ) Cách tính ​​​​điểm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) từ kỳ tuyển sinh năm học 2025 - 2026 sẽ có sự thay đổi. Theo đó, điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT là điểm tổng của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 với mỗi môn thi, bài thi.
Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12

Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12 cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT).
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Liên quan đến phản ánh của một số giáo viên đang làm việc ở các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục ở Hà Nội chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết đã nắm bắt sự việc và đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 2 trường hợp được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm

Quy định mới về dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư được xây dựng với mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông mới và các quy định của pháp luật có liên quan.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Xem thêm
Phiên bản di động