Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội phụ nữ vào việc đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”.
Giao lưu, quảng bá sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng Những “công trình” mang dấu ấn phụ nữ Thủ đô Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thành lập các mô hình gắn với đời sống

Xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) là xã ven đô của Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, trong những năm qua, đời sống kinh tế thu nhập của nhân dân trên địa bàn xã nói chung, hội viên phụ nữ nói riêng được cải thiện nâng lên rõ rệt, bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc.

Đây là xã có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội đảm bảo; công tác trẻ em và phụ nữ luôn được Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể quan tâm. Đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ nhiệt tình, trách nhiệm với phong trào, hăng hái vì cộng đồng. Từ năm 2022 đến nay xã không còn hộ nghèo, không có trẻ em bỏ học. Nhiều năm liền trên địa bàn xã không để xảy ra các vụ việc nổi cộm về xâm hại, bạo hành phụ nữ và trẻ em. Đây là những điều kiện căn bản để Hội LHPN Thanh Trì xây dựng mô hình “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”.

Theo bà Phạm Nguyên Nhung - Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì, mô hình gồm 3 nhóm tiêu chí, đó là cơ sở hạ tầng; văn hóa, giáo dục, y tế và cơ chế hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em
Thanh Liệt là xã có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội đảm bảo.

Về cơ sở hạ tầng, hệ thống chiếu sáng, không gian công cộng, cơ sở vật chất (sân chơi, nhà văn hóa,…) phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em. Hệ thống an ninh, phòng cháy chữa cháy cơ động đảm bảo an toàn, xử lý kịp thời khi có tình huống phát sinh, phù hợp với đặc thù của tổ dân phố.

Về văn hóa, giáo dục, y tế: thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cấp nước,… Người dân có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau; xây dựng cảnh quan, môi trường xung quanh xanh - sạch - đẹp; xây dựng quy ước của khu dân cư; thu hút phụ nữ, trẻ em tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em,…

Đối với cơ chế hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo sát sao và các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai tích cực hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “Câu lạc bộ Phụ nữ và pháp luật”. Đồng thời đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong việc đóng góp, lên tiếng vào quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; có sự tham gia của đại diện các hộ gia đình, nam giới tham gia hoạt động phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Trước đó, tại xã Ngũ Hiệp, Hội LHPN Thanh Trì cũng ra mắt mô hình điểm “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”. Mô hình đã và đang phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội phụ nữ vào việc đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường.

Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em
Ra mắt mô hình “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em” tại xã Thanh Liệt.

Mô hình cũng nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mô hình này cũng có 3 nhóm tiêu chí cơ bản gồm cơ sở hạ tầng; các tiêu chí về mặt nhận thức, thái độ và các tiêu chí về cơ chế hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã có nhiều hoạt động thực hiện bình đẳng giới và phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em như tuyên truyền kiến thức phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên phụ nữ; tuyên truyền giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình; trang bị kỹ năng xử lý tình huống, nhận diện những hành vi có nguy cơ và không an toàn đối với phụ nữ, trẻ em; thực hiện có hiệu quả Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến đến phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2017-2027 và Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022 - 2026”.

Các mô hình là sự thể hiện rõ nét trên thực tế về một môi trường sống an toàn, nơi phụ nữ và trẻ em được phát huy tối đa năng lực, khả năng sáng tạo, khả năng tiếp cận tới các không gian, địa điểm an toàn, không có bạo lực, xâm hại, tăng cường sự tự tin trong quá trình tham gia hoạt động tại địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển cộng đồng, xã hội; Huy động sự tham gia chủ động và cụ thể của nam giới vào quá trình triển khai hoạt động mô hình nhằm đảm bảo tính bền vững, thành công của mô hình.

Để mô hình hiệu quả, bền vững

Để mô hình được triển khai thành công, hiệu quả, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì Phạm Nguyên Nhung đã đề nghị Ban Chỉ đạo mô hình tại các xã tiếp tục tham gia vận động các nguồn lực, hỗ trợ cán bộ hội viên và nhân dân các điều kiện vật chất, hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống… trong gia đình và ngoài xã hội; phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện các nội dung của mô hình; thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của mô hình,...

Ra mắt mô hình điểm Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em năm 2023 tại huyện Thanh Trì.
Ra mắt mô hình điểm "Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em" năm 2023 tại huyện Thanh Trì.

Đồng thời, chủ động tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã tích cực tham gia vào việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em thông qua mô hình; đẩy mạnh công tác tập huấn, cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em, kỹ năng phòng, chống xâm hại, bạo lực…;

Có các hoạt động cụ thể như: triển khai các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch"; tuyên truyền, vận động, thu hút phụ nữ và nhân dân tham gia các hoạt động của mô hình, tạo sức lan tỏa, thi đua trong cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân;...

Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện cũng mong muốn mô hình sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương; sự tham gia tích cực của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn, các thành viên gia đình, đặc biệt là nam giới bằng các việc làm cụ thể, thiết thực với mục tiêu cộng đồng cùng chung tay xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em.

Bà Bùi Thị Mai - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Liệt, Phó Trưởng Ban chỉ đạo mô hình “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em” xã Thanh Liệt cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình, làm việc trên tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình; nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của mô hình, để góp phần giúp đỡ cho các nạn nhân nếu không may bị bạo lực gia đình có thể tin tưởng tìm đến trong mọi trường hợp; đồng thời ngăn ngừa và phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương.

Trước mắt, từ nay đến cuối năm 2024, chúng tôi sẽ tập trung một số hoạt động, cụ thể như: Tổ chức tuyên truyền nội dung mục đích ý nghĩa, tiêu chí của mô hình “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em” thông qua các buổi họp thôn, sinh hoạt chi hội, qua các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ của thôn; truyền thông trên hệ thống loa phát thanh để đông đảo người dân được tiếp cận. Đặc biệt là chia sẻ thông tin, tiêu chí, hoạt động của mô hình trên các nhóm như trang thông tin điện tử xã Thanh Liệt; zalo, facbook của Hội phụ nữ xã nói chung và các chi, tổ phụ nữ trên địa bàn xã nói riêng, để thu hút thêm nhiều thành viên tham gia vào mô hình góp phần giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự từ thôntổ dân phố đến toàn xã".

Thời gian qua, huyện Thanh Trì nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, không thể phủ nhận xã hội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em như xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tai nạn thương tích… Đây là những nguy cơ gây tổn thương, để lại di chứng nặng nề cho các nạn nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội...

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

(LĐTĐ) Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, luôn được Công đoàn ngành gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

(LĐTĐ) Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam tổ chức khởi động chương trình Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” với mục đích gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa Monte cho các trẻ em nghèo Tây Nguyên.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Lễ Quốc tang là nghi thức lễ tang cao nhất tại Việt Nam, áp dụng cho các lãnh đạo cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chi tiết 16 nội dung về quy trình, tổ chức, nghi thức... trong Lễ Quốc tang.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động