Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục Sân chơi bổ ích cho học sinh Hà Nội về bảo vệ môi trường 1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 |
Năm học 2023 - 2024, cả nước có 14.545 cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học với 15.268 điểm trường. Tổng số học sinh tiểu học là 8.919.198 học sinh (giảm 313.518 học sinh so với năm học trước). Kết thúc năm học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học chiếm 98,17% đã phản ánh thực chất chất lượng giáo dục nói chung trên bình diện toàn quốc.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện. |
Những năm qua, các địa phương đã chú trọng rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp hơn cho việc trẻ em đến trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giúp các cơ sở giáo dục ngày càng được hoàn thiện và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
Thời điểm này, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%. Các địa phương đã không ngừng chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hướng đến đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức dạy học học tích cực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về tổ chức dạy học nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sự chủ động của các nhà trường, sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của học sinh qua đánh giá và kiểm tra định kỳ cuối học kỳ được duy trì ổn định, chất lượng giáo dục của học sinh lớp 1, 2, 3, 4 được đảm bảo.
100% các nhà trường đã tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1 bắt buộc ở lớp 3 và lớp 4, trong đó có một tỷ lệ nhỏ là các ngoại ngữ khác (chiếm khoảng 0,1%). 100% học sinh lớp 3, 4 được học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cơ bản đảm bảo về chất lượng theo yêu cầu cần đạt của Chương trình.
Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, các Sở GD&ĐT giao quyền chủ động cho các trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đến nay, các cơ sở giáo dục đã hoàn thành chương trình, kế hoạch dạy học đối với lớp 5 và đạt được mục tiêu đề ra.
Về thực hiện chuyển đổi số, đến nay, công tác tổ chức thực hiện thí điểm học bạ số cấp tiểu học đã và đang được toàn ngành triển khai thực hiện theo lộ trình. 63 Sở GD&ĐT đã hoàn thành việc tạo học bạ dưới dạng số và sẵn sàng kết nối về Bộ GD&ĐT.
Năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT tổ chức sơ kết 2 năm triển khai “Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”. Theo đó, nhiều Sở GD&ĐT đã chủ động, tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn kinh phí và cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu Chương trình phổ thông 2018...
Phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế, năm học 2024 - 2025, giáo dục tiểu học sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
Đồng thời, chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình
Tin mới 15/11/2024 21:18