Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Lễ Quốc tang là nghi thức lễ tang cao nhất tại Việt Nam, áp dụng cho các lãnh đạo cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chi tiết 16 nội dung về quy trình, tổ chức, nghi thức... trong Lễ Quốc tang.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang
Ảnh minh họa

Tại Chương 2 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ban hành ngày 17/12/2012 quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Lễ Quốc tang là nghi thức lễ tang cao nhất trong tổng số 4 nghi thức Lễ tang đã được Nhà nước quy định, bao gồm 16 nội dung như sau:

Điều 5. Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang

- Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

+ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

+ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Điều 6. Thông báo về Lễ Quốc tang

Các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 7. Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

- Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

+ Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

+ Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

+ Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

+ Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Điều 8. Các văn bản về Lễ Quốc tang

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ Quốc tang; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang, tiểu sử người từ trần; Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.

Điều 9. Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang

- Đưa tin buồn

Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.

- Đăng tin trên các phương tiện thông tin

+ Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;

+ Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.

Điều 10. Thời gian, nghi thức để tang

Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Điều 11. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

- Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh).

- An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Điều 12. Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu

- Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó treo Quốc kỳ có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”.

- Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài, có lư hương và gối Huân chương.

- Linh cữu phủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.

- Ban Tổ chức Lễ tang phân công các thành viên trong Ban Tổ chức Lễ tang đứng túc trực khi các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.

- Trong quá trình tiến hành Lễ viếng và Lễ truy điệu có 2 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng cửa phòng Lễ tang; 4 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục đứng túc trực 4 góc cạnh linh cữu và 6 (sáu) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.

Điều 13. Vòng hoa trong Lễ viếng

- Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 6 (sáu) vòng hoa, có băng vải đỏ chữ vàng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình; sau khi các đoàn viếng xong đặt cố định hai bên bàn thờ.

- Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 30 (ba mươi) vòng hoa luân chuyển. Trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, có kích thước 1,2 m x 0,2 m, ghi dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.

Điều 14. Lễ viếng

- Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 2 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

- Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

- Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.

- Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

Điều 15. Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài

- Cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

- Trang trí lễ đài:

+ Lễ đài trang trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”;

+ Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 2 (hai) vòng hoa cố định;

+ Bàn ghi sổ tang.

Điều 16. Lễ truy điệu

- Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

- Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu

+ Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

+ Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

- Chương trình Lễ truy điệu

+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;

+ Quân nhạc cử Quốc ca;

+ Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;

+ Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;

+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

- Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin mạng

Tăng cường công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin mạng

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn gửi các Sở GD&ĐT cùng các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tăng cường công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin mạng.
Mạo danh doanh nghiệp lớn để lừa đảo tuyển dụng

Mạo danh doanh nghiệp lớn để lừa đảo tuyển dụng

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin, thời gian qua, thực trạng lừa đảo mạo danh Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các đơn vị thành viên của Petrolimex đang ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn hình thức tinh vi.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/8: Trời nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/8: Trời nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/8, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa vừa, mưa to và dông, ngày có lúc có mưa rào và dông.
Đề xuất sửa 4 luật về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

Đề xuất sửa 4 luật về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đấu thầu, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo.
Trân quý "Bữa cơm Công đoàn"

Trân quý "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Tham dự “Bữa cơm Công đoàn” của người lao động Xí nghiệp Đầu máy Vinh, điều tôi cảm nhận được là tình cảm của người lao động dành cho nhau, cho cán bộ công đoàn, cho cơ quan và cho ngành Đường sắt,..
Bế mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Bế mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/8, Ban Tổ chức "Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2024" đã tổ chức Bế mạc giải đấu.
Chuẩn bị tốt các tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học

Chuẩn bị tốt các tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 4606/BGDĐT-GDĐH gửi các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

Tin khác

Tản mạn Hà Nội

Tản mạn Hà Nội

(LĐTĐ) Ai đã từng có dịp ghé thăm Hà Nội, nhất là vào mỗi độ thu về ắt hẳn trong tâm trí sẽ khó phai phôi về cảnh sắc, sự vật nơi này. Phố nhỏ nhà xưa, tường phủ rêu phong ẩn dưới mái ngói thâm nâu. Đan xen hòa quyện với nhau đến lạ, hòa trong tiếng rao vang vọng từng ngõ ngách nhỏ yên bình.
Xây dựng nguồn cung nguyên liệu bền vững bằng giải pháp dựa vào thiên nhiên

Xây dựng nguồn cung nguyên liệu bền vững bằng giải pháp dựa vào thiên nhiên

(LĐTĐ) Giải pháp dựa vào thiên nhiên là phương pháp hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp cũng đang tích cực áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giảm thiểu các tác động của doanh nghiệp đến môi trường, thúc đẩy sự hồi phục và bảo vệ cho thiên nhiên, cũng như tạo ra các giá trị xã hội tích cực, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

(LĐTĐ) Rạng sáng, dọc đường Xóm Rượu, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa la liệt những liếp bánh tráng mùi thơm nồng nàn. Trong lò bánh, những phụ nữ đang luôn tay vừa tráng, vừa gỡ những lớp bánh mỏng trên mặt nồi nước sôi nghi ngút khói.
Đẩy mạnh các giải pháp sáng tạo, hiệu quả, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đẩy mạnh các giải pháp sáng tạo, hiệu quả, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

(LĐTĐ) Ngày 20/8, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị đôn đốc, hướng dẫn triển khai giải pháp phát triển người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm tự nguyện (BHTN) các tháng cuối năm 2024. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu chủ trì hội nghị.
4 chiêu trò lừa đảo trực tuyến mới

4 chiêu trò lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Mới đây, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo thêm một số chiêu trò lừa đảo mới trên không gian mạng.
Người dân Cát Bà sẽ được miễn phí cáp treo khi cam kết không dùng phương tiện xả thải carbon

Người dân Cát Bà sẽ được miễn phí cáp treo khi cam kết không dùng phương tiện xả thải carbon

(LĐTĐ) Vào chiều ngày 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45.7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng).
Những lời chúc ý nghĩa dành cho cha mẹ nhân ngày lễ Vu lan

Những lời chúc ý nghĩa dành cho cha mẹ nhân ngày lễ Vu lan

(LĐTĐ) Ngày lễ Vu lan, hay Vu lan báo hiếu, là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là khoảng thời gian để chúng ta tưởng nhớ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng.
Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

(LĐTĐ) Rằm tháng 7, còn được biết đến là ngày lễ Vu lan và lễ xá tội vong nhân, là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, mà còn là cơ hội để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo và tri ân công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
Hỗ trợ phạm nhân nữ tái hòa nhập cộng đồng

Hỗ trợ phạm nhân nữ tái hòa nhập cộng đồng

(LĐTĐ) Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
Huyện Thanh Trì hỗ trợ phương tiện sinh kế cho hộ cận nghèo

Huyện Thanh Trì hỗ trợ phương tiện sinh kế cho hộ cận nghèo

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì và Ban vận động “Quỹ Vì người nghèo” huyện tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho 6 hộ cận nghèo xây, sửa nhà đại đoàn kết và 18 hộ gia đình phương tiện sinh kế với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động