Nữ giáo viên tâm huyết truyền cảm hứng học lịch sử cho học sinh

(LĐTĐ) “Tôi không nghĩ mình sẽ là một giáo viên vĩ đại, nhưng tôi luôn muốn mình sẽ truyền được cảm hứng môn học cho học sinh của mình, truyền cả nguồn năng lượng sống yêu người, yêu nghề đến với các em”, cô giáo Nguyễn Thị Phượng, Thạc sĩ lịch sử, Tổ trưởng chuyên môn, Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Hà Đông,thành phố Hà Nội chia sẻ.
nu giao vien tam huyet truyen cam hung hoc lich su cho hoc sinh Thăm hỏi gia đình nữ giáo viên tử vong do tai nạn giao thông tại hầm Kim Liên
nu giao vien tam huyet truyen cam hung hoc lich su cho hoc sinh Nữ giáo viên không ngừng chắp cánh ước mơ
nu giao vien tam huyet truyen cam hung hoc lich su cho hoc sinh Nữ giáo viên tròn cả hai vai

Cô Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1977) đã có tròn 10 năm dạy lịch sử tại Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo. Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình dạy môn lịch sử, cô Phượng cho biết: Môn học của tôi được nhiều học sinh mặc định là khô khan, khó và dài, học sinh không thích học. Do đó, nhiều năm qua tôi luôn trăn trở làm thế nào để truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích và học tốt môn học của mình.

nu giao vien tam huyet truyen cam hung hoc lich su cho hoc sinh
Cô giáo Nguyễn Thị Phượng trình bày trước Hội đồng xét duyệt giải thường Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3, năm 2018 – 2019.

Bởi cô Phượng luôn tâm đắc câu nói của nhà giáo dục William Arthur: “Một giáo viên bình thường kể chuyện. Một giáo viên giỏi giải thích. Một giáo viên xuất sắc chứng minh. Một giáo viên vĩ đại truyền cảm hứng”.

Trong quá trình giảng dạy, để chuẩn bị cho các bài giảng của mình, cô Phượng thường quan tâm cập nhật kiến thức và sưu tầm sách, báo cũng như các đoạn phim để có tư liệu từ thực tế.

Đồng thời, cô đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học sinh. Trong mỗi bài giảng cô thường lồng ghép các đoạn video, hình ảnh, nhạc và thơ. Bên cạnh đó, cô Phượng còn thường tạo ra các trò chơi dựa trên nội dung bài học, để bài giảng luôn sinh động, lớp học luôn vui vẻ và học sinh thấy thoải mái nhất khi học môn lịch sử.

“Tôi còn tự tham gia vào một số lớp học về “Các phương pháp dạy học tích cực”, “Sứ mệnh người thầy” để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Nhờ vậy, nhiều học sinh đã có những thay đổi tích cực, các em rất hăng hái, tích cực trong các hoạt động hoạt tập, yêu thích môn lịch sử một cách tự nhiên”, cô Phượng chia sẻ.

Đơn cử như trường hợp em Trịnh Hoàng Mĩ Dương dưới sự chỉ bảo tâm huyết của cô Phượng đã đạt giải Ba học sinh giỏi cấp Thành phố môn lịch sử. Trước đó, em Dương chỉ là một học sinh có lực học rất bình thường môn lịch sử, cô Phượng đã truyền cảm hứng, đã ôn luyện cùng em trong đội tuyển học sinh giỏi cấp Thành phố và em đạt giải, cao, hiện nay em là sinh viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Không chỉ chú trọng trong công tác giảng dạy, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cô Phượng còn luôn quan tâm tới học sinh, từ đó hỗ trợ nhiều em học sinh cả trong học tập và cuộc sống.

Cô Phượng chia sẻ: Tôi nhận ra rằng con đường giáo dục học sinh nhanh nhất và hiệu quả nhất đó là sự chia sẻ và tình yêu thương đối với học sinh. Bởi vậy, vừa là giáo viên, tôi cũng vừa đóng vai trò như là mẹ, là bạn để học sinh có thể thoải mái gửi gắm tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn trong cuộc sống của mình. Tôi luôn quan tâm đến học sinh từ những điều nhỏ nhất, qua đó hiểu được tính cách, hoàn cảnh học sinh của mình để kịp thời kết hợp với phụ huynh giáo dục các em.

nu giao vien tam huyet truyen cam hung hoc lich su cho hoc sinh
Cô Phượng luôn sáng tạo trong cách giảng dạy nhằm tạo sự hứng khởi cho học sinh khi học môn lịch sử.

Không những vậy, cô Phượng còn luôn hỗ trợ và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng cả vật chất lẫn tinh thần, tạo cho các em có sự tự tin để phấn đấu trong học tập. Trong các giờ sinh hoạt lớp, cô thường xen kẽ các chủ đề để dạy kĩ năng sống cho học sinh, nhiều chủ đề được các em áp dụng rất thành công trong cuộc sống, ví dụ: “Văn hóa giao thông”, “Tôn trọng sự khác biệt”, “Sống trên đời cần có một tấm lòng”, “Thầy cô của chúng em”, “Tình bạn”, “Sử dụng mạng xã hội”, “Điều con muốn nói”…

Qua các chủ đề đó, học sinh đã tự lớn dần lên trong suy nghĩ, trong ý thức và thay đổi đúng chuẩn mực trong hành động. Cũng từ những hoạt động giáo dục trên lớp, tôi đã cảm hóa được nhiều học sinh cá biệt, ham chơi, không có mục tiêu trong học tập.

Được biết, với những hiệu quả từ công tác giảng dạy đem lại, cô Phượng đã viết thành các sáng kiến kinh nghiệm và nhiều năm đạt giải B và C của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt trong luận văn năm 2018, cô Phượng đã chọn đề tài “Sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thời kì 1954- 1975) - lớp 12 Trung học phổ thông” và luận văn được đánh giá cao, được cô áp dụng trong giảng dạy cho học sinh khối 12, cô cũng đạt giải Nhì nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Giáo dục với đề tài đó.

Với những cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi trong quá trình “trồng người”, cô Phượng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong đó có: Giấy khen giáo viên giỏi cấp Thành phố môn Lịch sử; 8 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; dạy đội tuyển khối 12 có học sinh giỏi đạt giải Ba thành phố; giải Nhì Nghiên cứu khoa học của trường Đại học Giáo dục năm 2018; đạt thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” (giai đoạn 2007- 2017)...

Để lôi cuốn học sinh trong giờ học môn lịch sử, cô Phượng đã hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, những câu nói nổi tiếng để lập nên những trang cá nhân cho các nhân vật lịch sử nổi tiếng.

Ví dụ như: Facebook của Trần Hưng Đạo, Instagram của Lê Lợi…. Nhờ vậy, các em học sinh đã vô cùng hào hứng tham gia và lồng vào nội dung lịch sử khô khan những câu nói rất hồn nhiên đúng lứa tuổi các em.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

(LĐTĐ) Nhờ những sáng kiến trong vận hành cơ điện, anh Lê Đình Lam, trưởng bộ phận Cơ điện, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Bình Thuận (Thanh Trì, Hà Nội) được tôn vinh là 1 trong 100 Công nhân giỏi của Thủ đô Hà Nội.
Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

(LĐTĐ) Gia đình anh Phan Trung Thắng vừa được Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội biểu dương là "Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu". Bản thân anh Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều danh hiệu thi đua. Cùng đó, gia đình anh luôn duy trì giá trị truyền thống, khuyến khích con học tập và cân bằng cuộc sống.
Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Từng là lao động trực tiếp nên bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội hiểu rất rõ những vất vả, nhọc nhằn của người công nhân môi trường. Vì thế, bà luôn trăn trở, tìm tòi, tham mưu và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi, giảm thiểu nhất những khó khăn, vất vả cho công nhân.
Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Châu Can A (huyện Phú Xuyên) có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, trong đó có cô Lê Thị Loan.
Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng này của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành những bông hoa đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời. Một trong những bông hoa đẹp ấy là cô giáo Nguyễn Đào Thùy Dương - người luôn tận tâm, sáng tạo với nghề.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, gần 15 năm qua, ông Đàm Ngọc Doanh - Tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường, hiến máu tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”. Tập thể nhà trường luôn tự hào khi nhắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh Thắm - một tấm gương điển hình tiên tiến, bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi…
Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

(LĐTĐ) Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng là tấm gương về cán bộ quản lý có trách nhiệm. Cô là Hiệu trưởng Trường THCS Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ năm 2020 đến nay. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Xem thêm
Phiên bản di động