Nữ giáo viên không ngừng chắp cánh ước mơ
"Chắp cánh ước mơ”: Phẫu thuật dị tật miễn phí cho trẻ em nghèo | |
Hàng triệu học trò nghèo được chắp cánh ước mơ |
Mắc căn bệnh hiểm nghèo khi mới bước sang tuổi 37, tưởng như mọi tương lai, sự nghiệp đều dừng lại ở đó, nhưng vượt lên những biến cố về sức khỏe, cô Oanh đã hoàn thành xuất sắc thiên chức của người giáo viên và người mẹ, người vợ trong gia đình.
Sống khỏe hơn vì con, sống tốt hơn vì học trò
Nhớ lại những ngày tháng “sốc” nặng về tâm lý và khó khăn chồng chất khi phát hiện ra mình bị mắc căn bệnh ung thư quái ác, chị Dương Hải Oanh không khỏi bùi ngùi. Chị kể: Năm 2009, tôi là giáo viên mới thi đỗ công chức, vừa chuyển về Trường Tiểu học Sài Đồng năm học đầu tiên thì phát hiện mình bị ung thư.
Cô giáo Dương Hải Oanh trong giờ lên lớp với học trò |
Lúc đó, tôi rất bi quan và buồn chán. Bi quan vì mình mắc bệnh hiểm nghèo, tôi cố gắng lấy niềm vui trong giảng dạy. Có những hôm sáng đi truyền thuốc, chiều tôi vẫn đến trường dạy học bình thường, có đợt tóc rụng nhiều, tôi mang tóc giả đứng lớp. Được gặp các học trò, khi đó với tôi là nguồn vui sống.
Nhưng có lẽ thấy tôi nghỉ dạy nhiều quá, các phụ huynh đã đề nghị Ban Giám hiệu thay giáo viên chủ nhiệm. Ban Giám hiệu nhà trường và một số phụ huynh đã động viên tôi cố gắng nghỉ ngơi, yên tâm chữa bệnh và bố trí cho tôi giảng dạy với tư cách giáo viên dự trữ.
Chia sẻ về động lực để vượt lên có được sức khỏe ổn định, cuộc sống vui vẻ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao chị Oanh khẳng định: “Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với tôi đó chính là tình yêu của gia đình, bố mẹ, chồng và các con tôi. Những ngày tôi nằm viện, được chồng chăm sóc, yêu thương và nhất là khi đọc được bài văn của cậu con trai lớn 9 tuổi - cháu viết “Con chỉ có một mơ ước, con mơ ước lớn nhất là mẹ đừng chết là mẹ không bị mắc bệnh nữa”. Với “ước mơ” đó của con, tôi đã cố gắng hết sức mình để vượt qua, chiến thắng nỗi đau và nỗi ám ảnh bệnh tật”.
Chị Oanh kể, điều ám ảnh nhất với chị là nhiều hôm đi truyền hóa chất về, thấy mẹ đau đớn, vật vã, các con chị thường khóc theo và nói “Mẹ ơi, mẹ đừng chết”. “Đến giờ, câu nói đó cứ luôn vang lên trong đầu tôi và là động lực khiến tôi không thể lùi bước dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó cũng là nguồn động lực thôi thúc tôi không những sống khỏe, sống có ích, vui vẻ bên những người thân của mình và tiếp tục chắp cánh ước mơ cho các con”, chị Oanh bộc bạch.
Cùng với gia đình, nguồn động lực lớn thứ hai của chị Oanh đó là tình yêu thương đối với học sinh nhỏ của mình, niềm tin của phụ huynh đối với chị. “Vì thế mà tôi đã cố gắng, dù là sáng đến viện truyền thuốc, chiều về đến trường – mặc dù lúc đó chỉ được làm công việc của một giáo viên dự trữ.
Nhưng tôi chỉ có một mong muốn được cống hiến, có cơ hội mang đến cho các con một giờ học hứng thú, chắp cánh ước mơ cho những học trò của mình. Và bên cạnh tôi khi đó, luôn có các đồng nghiệp của Trường Tiểu học Sài Đồng sát cánh, động viên và chia sẻ với tôi’, cô giáo Oanh tâm sự.
Người phụ nữ có nghị lực phi thường
Ít ai biết rằng trước khi đứng trên bục giảng, với nhiều thành tích trong giảng dạy, cô giáo Dương Hải Oanh từng có thời kỳ đi làm công nhân rất vất vả. Chị Oanh cho biết: Năm 1993, khi đang học năm thứ tư khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thì không may gia đình chị gặp biến cố - mẹ chị bị tai nạn, phải nghỉ làm.
Gia đình hạnh phúc của cô giáo Oanh |
Khi đó, để chăm mẹ, lo cho kinh tế gia đình và có tiền cho cậu em trai thứ ba học đại học, chị Oanh đã phải xin nghỉ học, bảo lưu kết quả. Được Công ty 22 – nơi mẹ công tác nhận vào làm công nhân, mặc dù ban ngày đi làm rất vất vả, nhưng đêm về chị Oanh vẫn không nguôi ý định được quay trở lại giảng đường. Nhưng vì cuộc sống gia đình, chị đành dang dở tấm bằng cử nhân Đại học Khoa học tự nhiên.
Đến năm 1996, em trai chị Oanh khi đó nhờ có thành tích học tập xuất sắc, được một đơn vị nhận đỡ đầu, đảm bảo học phí 4 năm theo học và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp, chị Oanh quyết tâm trở lại giảng đường đại học. Khi biết chị đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bố chị đã khuyên con không nên theo học vì gia đình không thể lo được kinh phí. Nhưng với quyết tâm vừa đi làm vừa đi học, theo đuổi với ước mơ được trở thành cô giáo, nên chị Oanh đã nỗ lực trụ lại với nghề.
“Cuộc đời cứ như muốn thử thách tôi vậy. Năm 2000 mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm ra trường (khi đó chị Oanh đã 28 tuổi), 6 năm theo dạy giáo viên hợp đồng ở Trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên, đến năm 2006 tôi mới thi đỗ công chức về huyện Gia Lâm. Vừa giảng dạy chính thức được 3 năm và cũng là năm đầu tiên chuyển về trường mới – Tiểu học Sài Đồng – tôi nhận “án” ung thư”.
Nhưng có lẽ vì quen với khó khăn, thử thách rồi và như tôi đã nói, lúc nào câu nói của con “Mẹ ơi, mẹ đừng chết” cứ vang lên trong tôi, không cho phép tôi lùi bước”, chị Oanh trải lòng.
Nhận xét về giáo viên của mình, cô giáo Đào Thị Phương Hoa - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Sài Đồng cho biết: “Từ khi đi dạy, năm nào cô Oanh cũng đạt giáo viên giỏi cấp trường. Đặc biệt liên tục trong các năm học từ 2013 đến 2017, cô Oanh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Năm 2016, cô Oanh đạt giải Ba giáo viên giỏi cấp quận Long Biên.
Cũng trong năm 2016, tại cuộc thi chung khảo Tuyên truyền viên giỏi về việc thực hiện quy chế dân chủ cấp quận với chủ đề “Chung tay xây dựng nhà trường dân chủ, an toàn, thân thiện”, cô giáo Dương Hải Oanh đã vinh dự đoạt giải xuất sắc hội thi. Bên cạnh đó, cô Oanh còn tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh của trường đi thi giải toán trên mạng và hàng năm đều có học sinh thi đoạt giải cấp quận. Hiện cô Oanh là Khối trưởng chuyên môn khối 1 và là Tổ trưởng chuyên môn của trường, được đồng nghiệp yêu quý, phụ huynh tin yêu”.
Nhớ về những tháng ngày đầy khó khăn, chống chọi với bệnh tật, chị Oanh chia sẻ, khi biết mình bị bệnh, chuyện khiến chị day dứt và đau đáu nhiều nhất là các con còn quá nhỏ, con trai lớn mới 9 tuổi và con trai nhỏ chưa đầy 3 tuổi.
“Khi đó, tôi chỉ mong sống được 10 năm nữa để bù đắp cho con, để con có thể lớn khôn thêm, biết tự lo cho mình”, chị Oanh chia sẻ. Và chắc các con trai của chị Oanh cũng hiểu được lòng mẹ nên nỗ lực học tập, tự lực chăm sóc cho bản thân.
Hiện cháu lớn của chị đang học lớp 11 Trường THPT Chu Văn An, từng đoạt giải Khuyến khích môn Tiếng Nhật cấp Thành phố, giải Ba môn Sinh cấp Thành phố và được chọn đi dự trại hè ở Nhật. Cháu thứ hai đang học lớp 6 Trường THPT Amsterdam, từng nhiều lần đoạt giải toán trên mạng, trong đó cao nhất là Huy chương Bạc cấp Quốc gia.
Chia sẻ về mơ ước của mình, cô giáo Dương Hải Oanh cho biết: “Tôi chỉ có một mong ước mình được mạnh khỏe, sống lâu như những người bình thường khác, là chỗ dựa cho các con tôi và được tiếp tục đeo đuổi hàng ngày được đem kiến thức chắp cánh ước mơ cho các học trò thân yêu của mình”.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31