Điểm tựa cho người lao động
85 đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đi nghỉ dưỡng sức LĐLĐ quận Đống Đa thăm, tặng quà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Điểm tựa của người lao động
Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên địa bàn cả nước tiếp tục là hồi chuông cảnh tỉnh về mối nguy hiểm do tai nạn lao động gây ra.Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, các cơ quan chức năng vẫn ghi nhận khoảng 7.000-8.000 vụ tai nạn lao động. Riêng năm 2023, cả nước xảy ra gần 7.400 vụ, khiến hơn 7.500 người gặp nạn. Thiệt hại do tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động lên tới gần 16.357 tỷ đồng và khoảng 150.000 ngày công; trong khu vực không có quan hệ lao động chưa thể thống kê.
Theo kết quả điều tra tai nạn lao động của cơ quan chức năng, đa số nạn nhân của các vụ tai nạn lao động là trụ cột trong gia đình, nên khi họ bị tử vong hoặc suy giảm khả năng lao động, thì gánh nặng dồn lên người thân, khiến cuộc sống của gia đình thêm chồng chất khó khăn. Do đó, nạn nhân và gia đình rất cần có khoản bù đắp thu nhập, cả trước mắt và lâu dài.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ thiết thực cho người lao động không may gặp rủi ro. Ảnh: Bảo hiểm xã hội Việt Nam. |
Là 1 trong 5 chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội bắt buộc, những năm qua, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trở thành điểm tựa an sinh, góp phần chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau cho nhiều nạn nhân và gia đình, điển hình như trường hợp chị Nguyễn Thị Tin (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Chị Tin là nhân viên Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội. Vào đêm 15/12/2021, trong khi đang đẩy xe gom rác về điểm tập kết, chị Tin bị ô-tô bán tải đâm phải, khiến chị bị chấn thương sọ não. Chị Tin kể: “Công ty cũng tạo điều kiện cho tôi nghỉ 2 tháng để điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, khi đi làm lại được 5 ngày, tôi bị ngất phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Sau 10 ngày điều trị, tôi làm đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không bảo đảm”. Với tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật là 31%, chị Tin được hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng tháng với mức bằng 30% lương cơ sở. Từ năm 2021 đến nay, đều đặn hằng tháng, chị đều nhận được số tiền trợ cấp 447.000 đồng. “Số tiền tuy không lớn nhưng ổn định đã tạo động lực, giúp tôi yên tâm hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn.Được biết, từ tháng 7 năm nay, lương cơ sở được điều chỉnh tăng thì số tiền trợ cấp của tôi cũng cao hơn, lên 540.000 đồng”- Chị Tin nói.
Cũng như chị Tin, anh Nguyễn Văn Thủy (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cũng hiểu sâu sắc ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia chính sách này. Anh Thủy là công nhân nhà máy sản xuất gạch men ốp lát.Tháng 6/2022, trong quá trình làm việc tại phân xưởng, anh bị tai nạn lao động (dập đốt ngón tay) khi đang căn chỉnh dây cu-roa của băng chuyền đỡ gạch. “Sau đó, tôi được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhờ có khoản tiền bù đắp thu nhập, cuộc sống của gia đình tôi không bị biến động quá nhiều” - anh Thủy nói.
Không riêng hai trường hợp kể trên, mỗi năm, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ tai nạn lao động một lần và dài hạn cho rất nhiều trường hợp, giúp họ vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống. Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Nghiên cứu mở rộng đối tượng thụ hưởng
Để củng cố vững chắc hơn giá đỡ an sinh cho người lao động khi không may gặp nạn, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tại Chỉ thị số 31-CT/TƯ (ngày 19/3/2024) về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới”, Ban Bí thư yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng ổn định đời sống. Chỉ thị cũng đề cập đến việc mở rộng, phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo hướng này, hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở cần xác định rõ, cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn lao động, giải quyết thỏa đáng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người thuộc diện thụ hưởng là nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện thường xuyên. Tại Hà Nội, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, các sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng ngừa nguy cơ mất an toàn lao động; đồng thời động viên người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Các cơ quan chức năng cũng đôn đốc, nhắc nhở người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nói riêng cho người lao động thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành.
Đối với lực lượng lao động làm việc ở khối kinh tế phi chính thức (không có quan hệ lao động), thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hiện chưa có cơ hội tiếp cận với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Để người lao động không bị thiệt thòi, tại Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các bên đã thống nhất bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47