Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực
Khơi dậy tinh thần đoàn kết từ khu dân cư Tri ân những tấm gương mẫu mực |
Trong suốt nhiều năm qua, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng là người đi đầu trong việc vận dụng các phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý. Đặc biệt, cô vận dụng tốt các biện pháp quản lý bằng kế hoạch, bằng pháp chế; hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua của Nhà nước và ngành giáo dục; thực hiện tốt công tác phối hợp với Công đoàn cơ sở, sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường.
Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, bản thân cô Hằng luôn tự trau dồi chuyên môn, tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hiệu trưởng; các lớp tập huấn do ngành giáo dục tổ chức để nắm bắt tình hình, cải tiến công tác quản lý tại đơn vị mình. Nhờ vậy, trong những năm qua công tác quản lý của trường luôn thường xuyên được đổi mới một cách rõ rệt.
Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng (đứng thứ 4 từ trái sang) trong lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam do xã Tân Dân tổ chức. |
Với cương vị là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, cô luôn phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của địa phương, đề cao trách nhiệm chủ động trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cô đã chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành giáo dục, trong đó nổi bật là phong trào “Trường học hạnh phúc”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn”...
Từ những lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng đầy trách nhiệm đến những cử chỉ nhỏ nhất trên sân trường như: Tự tay nhặt giấy loại bỏ, rác vào thùng rác, tạo thành thói quen cho mỗi thầy cô giáo, học sinh nhà trường. Không những vậy, việc thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ bồn hoa cây cảnh khuôn viên nhà trường cũng lên kế hoạch và cùng mọi người thực hiện. Đặc biệt, cô luôn quán triệt, gương mẫu thực hiện, đôn đốc, hướng dẫn mỗi thầy, cô giáo, học sinh học tiết kiệm sử dụng điện, nước…
Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng thường xuyên kiểm tra giáo viên nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp, giúp giáo viên vận dụng đúng đắn phương pháp dạy học tích cực vào thực tế. Xây dựng và kiểm tra chuyên đề các môn học trong nhà trường một cách đều đặn có khoa học nhằm giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học, đổi mới cách dạy để đáp ứng khả năng học tập của từng đối tượng học sinh trong lớp.
Đồng thời luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng thường xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, phân công giáo viên theo dõi kiểm tra đôn đốc nên kết quả học tập của các em ngày càng nâng cao.
Kết quả là trong những năm qua, nhà trường luôn đạt thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi của huyện Phú Xuyên, tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường THPT công lập trên 90%. Ngoài ra, cô cũng thường xuyên quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh, qua đó, giúp các em phát triển toàn diện.
Thật là đáng quý với tình cảm mà cô Thúy Hằng dành cho đồng nghiệp. Đó không chỉ là sự lắng nghe chia sẻ, cảm thông mà còn là những lời động viên, khích lệ, những lời góp ý chân thành nhất giống tình bạn, tình đồng chí, tình anh chị em trong đại gia đình. Toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên đều yêu mến cô Hiệu trưởng bởi cô là một tấm gương sáng trong công tác quản lý, tạo sức mạnh bằng tinh thần đoàn kết với tác phong giản dị, tấm lòng tràn ngập tình yêu thương và luôn giúp đỡ đồng nghiệp một cách chân tình…
Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, giờ đây, Trường THCS Tân Dân nhiều năm liền liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến cấp huyện, chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng cao, năm nào trường cũng có giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện. Trường là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, là nơi chắp cánh ước mơ của biết bao thế hệ trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05