Nhiệm kỳ mới, thành tựu mới

Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” và tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội đã thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu và khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, đánh dấu sự khởi đầu của một nhiệm kỳ hứa hẹn nhiều bứt phá và thành công.
Kỳ vọng nhiệm kỳ mới nhiều dấu ấn mới Kỳ vọng Công đoàn Thủ đô tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong nhiệm kỳ mới Nhiệm kỳ mới, thành công mới

Xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, khâu đột phá

Bước vào nhiệm kỳ mới, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn Thủ đô đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhất là khi Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ... Trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội đã thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu và khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Nhiệm kỳ mới, thành tựu mới
Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, diễn ra từ ngày 16 - 17/10/2023 với sự tham gia của 550 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và niềm tin của trên 664.000 đoàn viên Công đoàn Thủ đô. Ảnh: Mai Quý

Trong đó, mục tiêu tổng quát cả nhiệm kỳ là: “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở; tập trung đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho đoàn viên, người lao động; thu hút, tập hợp người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy, là tổ chức đại diện lớn nhất của người lao động; góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, và căn cứ vào điều kiện thực tế cũng như những dự báo trong 5 năm tới, Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội đã xác định 10 nhóm chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu hằng năm là: 90% đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lao động và công đoàn; Công đoàn tham gia thúc đẩy để ít nhất 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. 100% Công đoàn cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp khu vực Nhà nước và có ít nhất 80% Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tham gia với người sử dụng lao động xây dựng, thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bình quân mỗi Công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp.

Phát biểu bế mạc Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh nhấn mạnh: Các nội dung được thông qua tại Đại hội là những văn kiện quan trọng, kết tinh trí tuệ, tâm huyết của toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn Thủ đô; là sự tổng kết thực tiễn hoạt động công đoàn trong những năm qua để tiếp tục đổi mới và phát triển trong 5 năm tới.

Trên 90% cán bộ Công đoàn được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn; 100% Chủ tịch Công đoàn cơ sở tham gia lần đầu được đào tạo, bồi dưỡng với hình thức phù hợp. Trên 90% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 90% trở lên Công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước, 55% trở lên Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 100% Công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước, 90% trở lên Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước thành lập Ban Nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. 100% đơn vị thực hiện hoàn thành và vượt các chỉ tiêu dự toán thu, chi tài chính công đoàn; 100% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ và ít nhất 10% Công đoàn cơ sở doanh nghiệp được Công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát về tài chính công đoàn; 100% Công đoàn cơ sở thực hiện công khai tài chính hàng năm.

Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, toàn Thành phố có 1 triệu đoàn viên Công đoàn, hoàn thành trước 2 năm chỉ tiêu Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 28/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Có 85% các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật. Ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên có yêu cầu tổ chức Công đoàn tư vấn, tranh tụng về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng sẽ có đại diện Công đoàn tham gia hoặc được Công đoàn hỗ trợ.

Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội đã đề ra 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, gồm: Xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, điều kiện và thời giờ làm việc. Từng bước chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, ưu tiên lĩnh vực quản lý đoàn viên và tài chính công đoàn.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đó là, nâng cao vai trò đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động thông qua việc nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động như: Chính sách việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, nhà ở và các thiết chế phục vụ đoàn viên, người lao động; tham gia xây dựng các nội dung, quy chế tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...; nâng cao số lượng, chất lượng thương lượng, ký kết và tăng cường giám sát thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động chăm lo về vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động theo hướng đảm bảo quyền an sinh xã hội.

Nhiệm kỳ mới, thành tựu mới
Các đại biểu dự Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2023 - 2028, biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội. Ảnh: Mai Quý

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên và người lao động. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là đoàn viên, người lao động ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đổi mới cách thức tiếp cận cơ sở, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục gắn với điều kiện thực tiễn người lao động, chú trọng công tác định hướng thông tin trên Internet, Báo Lao động Thủ đô và Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở. Đổi mới nội dung, hình thức phát động và tổ chức trong đoàn viên, người lao động tham gia các phong trào: “Học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp”, “Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”, “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến sáng tạo Thủ đô”; vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua; xây dựng tiêu chí, nội dung, cách thức tổ chức thi đua, khen thưởng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và có 100% vốn đầu tư nước ngoài; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả; chú trọng xây dựng và nhân rộng, tuyên truyền lan tỏa các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua.

Đổi mới phương thức hoạt động Công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, quan tâm thu hút tập hợp người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Trong đó, đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng lấy cơ sở là địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên và người lao động là trung tâm để tổ chức Công đoàn thực sự là của đoàn viên, người lao động; tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án thí điểm, các mô hình mới nhằm hỗ trợ công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn, chú trọng tập huấn về kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, kỹ năng đối thoại, thương lượng, đàm phán; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên từ nguồn đoàn viên công đoàn, góp phần vào việc thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng tại cơ sở.

Nhiệm kỳ mới, thành tựu mới
Trong nhiệm kỳ mới, các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục tập trung đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Ảnh: Mai Quý

Nâng cao chất lượng hoạt động nữ công, góp phần chăm lo, xây dựng đội ngũ nữ đoàn viên và người lao động trong tình hình mới thông qua việc thúc đẩy thành lập, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng Công đoàn cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Trong đó, tập trung kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam cùng cấp và cấp dưới; kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; chủ động nắm tình hình, tìm hiểu và phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác tài chính công đoàn nhằm đưa công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn vào nề nếp, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, thực hiện đúng chế độ quản lý của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Phát biểu bế mạc Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh nhấn mạnh: Các nội dung được thông qua tại Đại hội là những văn kiện quan trọng, kết tinh trí tuệ, tâm huyết của toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn Thủ đô; là sự tổng kết thực tiễn hoạt động công đoàn trong những năm qua để tiếp tục đổi mới và phát triển trong 5 năm tới. Đại hội đã khép lại nhưng cũng bắt đầu mở ra một chặng đường mới - chặng đường phát triển đầy mạnh mẽ, đầy cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đối với các cấp Công đoàn, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô. Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, chắc chắn kết quả của Đại hội sẽ là động lực tinh thần to lớn, cổ vũ, động viên mỗi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn Thủ đô tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên

Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên

Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, đồng thời xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 đạt 2 con số.
Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Trong bối cảnh mới, để nâng cao hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở vững vàng về kiến thức nghiệp vụ, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động.
54 tỉnh, thành phố sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2

54 tỉnh, thành phố sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2

Chiều nay (20/3), Bộ Y tế ban hành và triển khai Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, đợt 2 để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này.
LĐLĐ thành phố Hà Nội quán triệt, triển khai Luật Thủ đô

LĐLĐ thành phố Hà Nội quán triệt, triển khai Luật Thủ đô

Ngày 20/3, tại Hội trường nhỏ Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của Cảnh sát giao thông Hà Nội. Bên cạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm, nhất là các hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm...
Giá xăng tăng gần 450 đồng/lít từ 15h ngày 20/3

Giá xăng tăng gần 450 đồng/lít từ 15h ngày 20/3

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 20/3, giá xăng được điều chỉnh tăng đồng loạt, trong đó xăng RON 95 tăng 438 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 414 đồng/lít...

Tin khác

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nữ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nữ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” được khởi xướng từ quê hương Đan Phượng, Hà Nội là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam. Sau 60 năm, nhìn lại lịch sử, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô, trong đó có nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã thể hiện được vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của LĐLĐ Thành phố đã tới thăm, chúc Tết và động viên tinh thần làm việc đầu Xuân mới của cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động huyện Chương Mỹ và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả vì lợi ích đoàn viên

Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả vì lợi ích đoàn viên

Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn lực tài chính trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng thực hiện hiệu quả công tác tài chính Công đoàn.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn với tâm thế mới

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn với tâm thế mới

Đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, tư duy, kỹ năng và bản lĩnh chính trị của cán bộ Công đoàn các cấp là điều kiện tiên quyết, nhiệm vụ sống còn để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, là yêu cầu khách quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập sâu rộng và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Trong không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn cũng như phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cấp Công đoàn Thủ đô.
Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã nỗ lực, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới trong triển khai phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn; tập trung đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động